Thảo Nguyên ·
2 năm trước
 2875

Bí ẩn về những xác ướp hàng ngàn năm tuổi ở sa mạc Trung Quốc

Những xác ướp này được tìm thấy tại một khu vực gọi là "nghĩa địa thuyền" ở lưu vực Tarim ở Tân Cương, Trung Quốc. Dù đã 4.000 năm tuổi nhưng cơ thể và quần áo vẫn còn nguyên vẹn. Điều gì đã giúp bảo quản những xác ướp này hoàn hảo đến vậy?

Bên trong lòng chảo lưu vực Tarim, một khu vực sa mạc phía Tây Trung Quốc ngày nay có một nghĩa địa thuyền. Bên trong mỗi chiếc thuyền đều chứa một xác ướp có niên đại hàng ngàn năm. Tất cả đều được bọc vải len và bảo quản trong tình trạng vô cùng hoàn hảo.

Các xác ướp được tìm thấy tại lưu vực Tarim chủ yếu vào những năm 1990, với cơ thể và quần áo vẫn còn nguyên vẹn dù đã lên đến 4.000 năm tuổi, có thể thấy rõ các đặc điểm trên khuôn mặt và màu tóc của họ.

xác ướp tại sa mạc Trung Quốc

Mái tóc và các đặc điểm trên khuôn mặt có thể nhìn thấy rõ ràng. Ảnh: Xinjiang Institute of Cultural Relics and Archaeology

Những chiếc quan tài thuyền thực ra cũng chỉ là mô hình úp ngược. Chúng được bọc da gia súc, trên đầu mỗi ngôi mộ gắn các cột trụ như cột buồm và xung quanh có các mái chèo. Đó có thể là một văn hóa của người dân bản địa ở khu vực này, khi trong quá khứ ở đây vẫn còn các ốc đảo nhỏ và hành lang sông suối được nuôi dưỡng bằng nước chảy xuống từ các ngọn núi cao biệt lập quanh đó.

xác ướp tại sa mạc Trung Quốc

Xác ướp được chôn trong những chiếc thuyền có mái chèo và được che phủ bằng một lớp da gia súc. Ảnh: Xinjiang Institute of Cultural Relics and Archaeology 

Hóa ra, khu vực lòng chảo Tarim trước đây từng được xác định là một vùng biển nội địa đã khô hạn. Khi cạn nước, nó hình thành lên sa mạc Taklamakan. Cát lẫn với muối cùng nhiệt độ nóng khô đã tạo ra một môi trường bảo quản hoàn hảo, ngăn không cho vi sinh vật ăn xác hoạt động. Đó là lí do những xác ướp này không bị phân hủy trong suốt hàng ngàn năm.

Vẻ ngoài phương Tây của các xác ướp cùng với quần áo len dệt thoi và nỉ, phô mai, lúa mì và hạt kê được tìm thấy trong những ngôi mộ, cho thấy họ là những người chăn gia súc đường dài từ thảo nguyên Tây Á hoặc những người nông dân di cư từ vùng núi và ốc đảo sa mạc ở Trung Á.

xác ướp tại sa mạc Trung Quốc

"Nghĩa địa thuyền" ở lưu vực Tarim ở Tân Cương, Trung Quốc

Nghiên cứu cho thấy xác ướp ở lưu vực Tarim không có dấu hiệu của sự trộn lẫn (thuật ngữ khoa học chỉ việc sinh con) với các nhóm khác sống cùng thời điểm. Các xác ướp là hậu duệ trực tiếp của một nhóm người từng phổ biến trong kỷ Băng Hà nhưng phần lớn đã biến mất vào cuối kỷ nguyên đó - khoảng 10.000 năm trước.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét thông tin di truyền từ các xác ướp lâu đời nhất ở lưu vực Tarim - có niên đại từ 3.700 đến 4.100 năm tuổi - cùng với bộ gene được giải mã từ hài cốt của 5 người từ lưu vực Dzungarian, xa hơn về phía bắc trong Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Có niên đại từ 4.800-5.000 năm trước, chúng là những di vật cổ nhất của con người được tìm thấy trong khu vực.

Các đồ vật được chôn cùng trong quan tài thuyền cũng là quần áo dệt từ nỉ, đồ tạo tác bằng đồng, gia súc, cừu, dê, lúa mì, kê và thậm chí cả pho mát. Nhiều trong số đó phản ánh một nền nông nghiệp và tiểu thủ công của Phương Tây.

Vì vậy, các xác ướp này còn được cho là bằng chứng để nói người Phương Tây đã mang nền văn minh đồ đồng của họ sang Trung Quốc qua lòng chảo Tarim.