Xây dựng hình ảnh một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng được xem là một hoạt động kinh doanh có mục đích giúp công ty đạt được lợi tức đầu tư cao. Bởi lý do đó mà thuật ngữ “quảng cáo xanh” xuất hiện trong các doanh nghiệp hiện nay.
Quảng cáo xanh là gì ?
Quảng cáo xanh (tiếng Anh: Greenwashing) được coi là một tuyên bố vô căn cứ để đánh lừa người tiêu dùng tin rằng các sản phẩm của công ty là thân thiện với môi trường.
Thuật ngữ Greenwashing có thể được hiểu là những hành vi quảng cáo xanh, nhuộm xanh hay tẩy xanh.
Greenwashing là quá trình truyền đạt một ấn tượng sai lệch hoặc cung cấp thông tin sai lệch để đánh bóng thương hiệu. Greenwashing được coi là một tuyên bố vô căn cứ để đánh lừa người tiêu dùng tin rằng các sản phẩm của công ty là thân thiện với môi trường.
Một hành động được xem là “Greenwashing” khi một công ty dành nhiều tiền bạc và thời gian tự xưng là doanh nghiệp xanh thông qua quảng cáo và tiếp thị hơn là thực sự tham gia các hoạt động nhằm giảm thiểu tối đa tác động tới môi trường.
Greenwashing có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, doanh nghiệp có thể sửa đổi tên sản phẩm hoặc nhãn mác để tạo cảm giác “organic” hoặc chi hàng triệu đô la cho các chiến dịch tiếp thị để xây dựng hình ảnh thân thiện với môi trường trong khi thực tế, quy trình sản xuất của họ thải ra hàng tấn khí thải CO2 mỗi năm.
Bản chất của các hành vi Greenwashing
Ví dụ, các công ty liên quan đến hành vi Greenwashing có thể đưa ra tuyên bố rằng các sản phẩm của họ làm từ vật liệu tái chế hoặc có lợi ích tiết kiệm năng lượng. Mặc dù một số tuyên bố về môi trường có thể đúng một phần, các công ty tham gia vào Greenwashing thường phóng đại các tuyên bố hoặc lợi ích của họ trong nỗ lực đánh lừa người tiêu dùng.
Greenwashing là một nỗ lực để tận dụng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường. Sản phẩm thân thiện với môi trường có nghĩa là chúng tự nhiên hơn, lành mạnh hơn, không có hóa chất, có thể tái chế hoặc ít lãng phí tài nguyên thiên nhiên.
Các doanh nghiệp bị buộc tội có hành vi greenwashing khi họ dành hầu hết nguồn lực cho việc quảng cáo xanh hơn là thực hiện các hoạt động thực tế giúp giảm thiểu tác động môi trường.
Thuật ngữ này bắt nguồn từ những năm 1960 khi ngành công nghiệp khách sạn nghĩ ra một trong những phương thức Greenwashing trắng trợn nhất. Họ đặt các thông báo trong phòng khách sạn yêu cầu khách tái sử dụng khăn để bảo vệ môi trường. Kết quả là, các khách sạn được hưởng lợi từ chi phí giặt ủi thấp hơn.
Tất nhiên, không phải tất cả các công ty đều tham gia vào Greenwashing. Một số sản phẩm hiện nay thật sự thân thiện với môi trường. Những sản phẩm này thực sự khác biệt về nội dung và phương thức đóng gói so với các phiên bản của đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ, trang web của Allbirds giải thích rằng giày thể thao của họ được làm từ len merino, với dây buộc làm từ chai nhựa tái chế và đế giày có chứa dầu hạt thầu dầu. Ngay cả các hộp được sử dụng trong vận chuyển cũng được làm từ các-tông tái chế.
Thực trạng quảng cáo xanh tại các doanh nghiệp
Một phân tích chuyên sâu công bố ngày 13/2 về các tuyên bố hành động vì khí hậu của 24 công ty đa quốc gia có tổng thu nhập 3.000 tỷ USD cho thấy hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều không đạt được cam kết bảo vệ môi trường của họ.
Trả lời hãng AFP trong một cuộc phỏng vấn, ông Gilles Dufrasne, đồng tác giả của báo cáo Giám sát Trách nhiệm Khí hậu Doanh nghiệp năm 2023 nhận định hành vi “quảng cáo xanh” (greenwashing) nhằm đánh lừa người tiêu dùng tin rằng các sản phẩm của doanh nghiệp là thân thiện với môi trường là một vấn đề nghiêm trọng và đang ngày càng gia tăng.
Ông Dufrasne nhấn mạnh những tuyên bố sai sự thật gây hiểu làm rằng các tập đoàn đang thực hiện hành động nghiêm túc để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu trong khi thực tế là họ đang che giấu nó.
Các doanh nghiệp đang đưa ra những tuyên bố như "carbon trung tính", "tốt cho tự nhiên", "phát thải ròng bằng 0", người tiêu dùng bình thường không hiểu hết ý nghĩa của những tuyên bố này. Hầu hết mọi người nghĩ rằng "carbon trung tính" nghĩa là lượng khí thải đã giảm trong khi thực tế chúng chỉ được bù đắp.
Đối với các tập đoàn giàu nguồn lực như Microsoft, tập đoàn này cần giảm lượng khí thải và cung cấp tài chính để giảm nạn phá rừng khi không thể chỉ dựa vào tài chính công để có mức đầu tư cần thiết.
Đối với các chính phủ, ông Dufrasne khẳng định sẽ không thực tế khi mong đợi các công ty trở thành đơn vị hành động có đạo đức khi không có các động lực bên ngoài. Do đó, cần có các quy định yêu cầu các công ty giảm lượng khí thải và điều chỉnh những gì họ có thể và không thể nói với người tiêu dùng.
Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét luật bảo vệ người tiêu dùng đặc biệt là đối với các tuyên bố xanh và "tẩy xanh". Bên cạnh đó, có một cuộc thảo luận đang diễn ra về việc thực hiện lệnh cấm các tuyên bố “carbon trung tính”