Bích Ngọc ·
1 năm trước
 1424

Chính sách cho tín dụng xanh cần được hoàn thiện để phát triển hơn

Xu hướng phát triển bền vững hiện nay được nhiều quốc gia lựa chọn là kinh tế xanh. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã nhận rõ điều đó, muốn chuyển đổi sang sản xuất xanh nhưng lại đang thiếu vốn. Nguồn vốn ưu đãi tín dụng xanh còn nhiều khó khăn.

Tại Diễn đàn Kinh tế xanh (GEFE) 2022 do Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) tổ chức, nhiều chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp đã đề cập đến vấn đề này.

So với giai đoạn 2015- 2020, từ năm 2020 đến nay số lượng các tổ chức đầu tư vào lĩnh vực xanh ở Việt Nam tăng gấp 2,5 lần. Việt Nam hiện có 40 tổ chức tín dụng tại và ngân hàng cấp tín dụng xanh. Vốn tín dụng xanh tính đến hết tháng 10/2022 chiếm 4,4% trong tổng nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khảo sát 21 tổ chức quốc tế có hoạt động tài trợ xanh tại Việt Nam thì trong thời gian tới có đến 95% có kế hoạch tài trợ xanh. Trong đó, một số tổ chức đã có kế hoạch cụ thể cho số vốn đầu tư với hình thức đa dạng: cho vay trực tiếp và hợp vốn, bảo lãnh, góp vốn, mua trái phiếu… Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn cấp tín dụng xanh, có chỉ thị khuyến khích các tổ chức tín dụng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh. Đối với dự án năng lượng sạch, các ngân hàng thương mại cũng đã cho vay tín dụng xanh.

Theo ông Vương Thành Long, Giám đốc Ban khách hàng doanh nghiệp nước ngoài, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tín dụng xanh đã được ngân hàng này cho một số dự án điện gió và tiếp tục dành nguồn vốn ưu đãi cho tín dụng xanh. Ngân hàng những mục đầu tư hiện tại và danh mục đầu tư mới. Trong đó có lộ trình, chiến lược để xanh hóa danh mục hiện tại.

Nhiều tổ chức tín dụng quan tâm cho vay tín dụng xanh các dự án năng lượng điện gió, năng lượng sạch.

Được biết, tín dụng xanh được một số ngân hàng ra chính ưu đãi. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp rất cần vốn để dần chuyển đổi sản xuất xanh hoặc đầu tư các dự án xanh thế nhưng vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn này. Nguyên nhân là do việc này đang cần cơ chế, chính sách rõ ràng hơn cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng có thể triển khai tín dụng xanh. Hiện nay, nước ta vẫn chưa có quy định chung của quốc gia về tiêu chí xanh, danh mục dự án xanh cho các ngành, lĩnh vực.

Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp và tổ chức tín dụng đã đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục xanh của Việt Nam, làm cơ sở triển khai tín dụng xanh. Trong đó, năng lực thẩm định các dự án xanh của cán bộ tín dụng còn hạn chế cũng là một trong những khó khăn cho việc triển khai tín dụng xanh...

Theo bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khung pháp lý sẽ tiếp tục được hoàn thiện về hoạt động tín dụng xanh thông qua việc ban hành những thông tư của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về cấp tín dụng xanh trên cơ danh mục xanh mà Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành. Các tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức tín dụng trong nước sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia tài trợ vốn cho các dự án xanh. Đồng thời, để cấp tín dụng tài chính xanh hiệu quả, các tổ chức tài chính cần tăng cường nâng cao năng lực.

Nhiều doanh rất cần vốn để chuyển đổi sản xuất xanh, phát triển bền vững trong tình hình biến khí hậu và Việt Nam thực hiện các mục tiêu cam kết khi thải cacbon ròng vào năm 2050. Tổng số vốn doanh nghiệp cần để đầu tư cho sản xuất xanh dự kiến lên đến 368 tỷ USD. Cần huy động nguồn vốn này thêm từ các tổ chức tài chính nước ngoài.

Tại diễn đàn Diễn đàn Kinh tế xanh 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi các tổ chức tài chính hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn tín dụng xanh, hỗ trợ công nghệ tiên tiến, giá rẻ.

Với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi tín dụng xanh sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất xanh, đầu tư dự án xanh, thân thiện với môi trường, sớm để Việt Nam đạt mục tiêu giảm khí thải cacbon bằng 0.