Các giải pháp của con người dựa vào thiên nhiên và bảo tồn ĐDSH là chìa khóa để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tăng khả năng phục hồi và thích ứng ở một số khu vực quan trọng, bao gồm bảo tồn và phục hồi rừng và các HST trên cạn; bảo tồn và phục hồi tài nguyên nước ngọt, cũng như HST biển và đại dương, hệ thống nông nghiệp và thực phẩm bền vững. Công ước ĐDSH cũng nhấn mạnh, con người là một phần của thiên nhiên chứ không tách rời khỏi thiên nhiên.
Chủ đề được chọn để tiếp nối chủ đề xuyên suốt của năm 2020 “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”, như một lời nhắc nhở rằng đa dạng sinh học vẫn là giải pháp quan trọng là một lựa chọn cho sự phát triển bền vững. Từ các giải pháp dựa vào thiên nhiên cho các vấn đề khí hậu, sức khỏe, an ninh lương thực, nước uống và sinh kế bền vững, đa dạng sinh học là nền tảng mà chúng ta có thể xây dựng trở lại tốt hơn. ” nhấn mạnh để sống hài hòa với thiên nhiên, để bảo tồn ĐDSH và bảo vệ thiên nhiên có rất nhiều giải pháp và con người là một mảnh ghép quan trọng trong các giải pháp này. Các giải pháp của con người dựa vào thiên nhiên và bảo tồn ĐDSH là chìa khóa để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tăng khả năng phục hồi và thích ứng ở một số khu vực quan trọng, bao gồm bảo tồn và phục hồi rừng và các HST trên cạn; bảo tồn và phục hồi tài nguyên nước ngọt, cũng như HST biển và đại dương, hệ thống nông nghiệp và thực phẩm bền vững. Công ước ĐDSH cũng nhấn mạnh, con người là một phần của thiên nhiên chứ không tách rời khỏi thiên nhiên.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra, Ngày Đa dạng sinh học năm 2021 sẽ được kỷ niệm thông qua một chiến dịch trực tuyến.
Để hưởng ứng Ngày quốc tế ĐDSH năm 2021, Bộ TN&MT đã đề nghị các Bộ, ngành chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trực thuộc triển khai các hoạt động: Xây dựng tin, bài, phóng sự truyền thông để phổ biến tới cán bộ và người dân về vẻ đẹp, vai trò, tầm quan trọng của ĐDSH, các di sản thiên nhiên; các giải pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn ĐDSH; Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên, tiếp cận HST trong quá trình xây dựng các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; Thúc đẩy việc thực hiện các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững, áp dụng tiếp cận HST trong quản lý tổng hợp đới bờ, lưu vực sông, quản lý rừng bền vững, chú trọng vai trò và quyền lợi của cộng đồng; Tăng cường các hoạt động kiểm soát buôn bán động vật hoang dã, khai thác các loài hoang dã di cư theo Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã và các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan; Giới thiệu các hoạt động nổi bật, phổ biến các mô hình, giải pháp bảo tồn ĐDSH hiệu quả, đăng tải trên cổng thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng.