Bích Ngọc ·
38 tuần trước
 8768

Có phải đóng thuế khi gửi tiết kiệm không?

Hiện nay, gửi tiết kiệm hưởng lãi suất là phương án giữ tiền nhàn rỗi được nhiều người tin dùng, đây là lựa chọn cho người thích sự an toàn. Vậy khi gửi tiết kiệm thì người gửi tiền có phải đóng thuế cho khoản lãi suất này không?

Cá nhân hoặc tổ chức khi gửi tiền vào ngân hàng trong khoảng thời gian nhất định sẽ được hưởng khoản lợi nhuận tương ứng với lãi suất ngân hàng đó đưa ra, mức lãi suất này được gọi là lãi tiết kiệm ngân hàng.

Gửi tiết kiệm hưởng lãi suất là phương án giữ tiền nhàn rỗi được nhiều người tin dùng, đây là lựa chọn cho người thích sự an toàn. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Có thể nói đây là một kênh đầu tư an toàn và truyền thống không chỉ với các cá nhân mà còn rất nhiều doanh nghiệp cũng lựa chọn. 

Theo quy định, việc gửi tiền tiết kiệm có phải đóng thuế hay không còn phụ thuộc vào chủ sở hữu tài khoản tiết kiệm là cá nhân hay doanh nghiệp. Cụ thể:

Đối với cá nhân

Các cá nhân hiện nay khi gửi tiết kiệm vào ngân hàng sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Đây là quy định theo Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Nguyên nhân là do Nhà nước muốn khuyến khích lưu thông tiền tệ trên thị trường. Bên cạnh đó, đây cũng là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế.

Đối với doanh nghiệp

Dựa vào điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung theo điều 5 Thông tư 96/2015/TT-BTC, tiền lãi gửi ngân hàng thuộc các khoản thu nhập khác chịu thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.

Nếu khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định thì sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.

Nếu khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại giảm trừ vào thu nhập sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.

Chính vì thế, nếu doanh nghiệp có bất kỳ phát sinh khoản thu nhập nào từ tiền lãi gửi ngân hàng thì sẽ phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì đây cũng được xem là nguồn thu nhập của doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính, ngân hàng, đối với các nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi, ông Hiếu cho hay, an toàn nhất lúc này là nên bỏ vào ngân hàng và đồng thời cũng có thể quan sát thêm kênh đầu tư có khả năng tăng trưởng thời gian tới là vàng. Với những nhà đầu tư muốn an toàn hơn nữa thì nên chia 50% tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, 20% vào bất động sản, 20% chứng khoán, 10% vàng. Còn với nhà đầu tư thích sự mạo hiểm thì bất động sản cần chiếm 60%, 20% tiền gửi ngân hàng và 20% chứng khoán.

Cũng theo ông Hiếu, cần đặt chỉ tiêu an toàn, sinh lời và thanh khoản lên hàng đầu khi đầu tư. Chính vì thế, nhà đầu tư thời điểm này nên chú trọng chỉ tiêu an toàn vốn và thanh khoản lên hàng đầu hết vì khả năng sinh lời sẽ đi kèm với rủi ro. Theo đó, nhà đầu tư nên quan tâm đầu tư vào đâu để không bị mất vốn và chờ trong tương lai khi kinh tế phục hồi để tìm ra những kênh đầu tư sinh lời tốt hơn đầu tư lúc này. Do giai đoạn hiện nay đầu tư sẽ rất rủi ro, theo đó tất cả các kênh đầu tư đều có "vấn đề" khi kênh gửi tiết kiệm với lãi suất đang giảm dần, kênh chứng khoán dao động lên xuống mạnh, trái phiếu "đóng băng" còn thị trường bất động sản đang trầm lắng. Cũng giống các kênh đầu tư trên, giá vàng trong nước cũng chưa có dấu hiệu khởi sắc trong khi vàng thế giới đang xu hướng giảm.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6761411000585265/?