Hải Anh ·
2 năm trước
 2085

Đã đến lúc thay đổi tư duy về mỡ và chất béo, đừng để những suy nghĩ 'ma quỷ' này ám thị bạn

Tức là mỡ bị oan. Mỡ không hề xấu xí như các công ty thực phẩm muốn ta tin một cách mù quáng. Vào những năm 60, hiệp hội đường của Mỹ trả cho ba nhà khoa học của ĐH danh tiếng Harvard một khoản tiền tương đương với giá trị hiện tại là 50.000 đô la để "lái" dư luận từ chối đồ ăn có mỡ nhưng nạp đường một cái không kiểm soát, và bài viết này chính là hành trình vất vả để "minh oan" cho mỡ. Đọc để có cái nhìn rõ hơn về chất béo bạn nhé!

'Liên minh ma quỷ' khiến bạn từ chối chất béo nhưng lại ăn nhiều đường hơn

Không phải thông tin khoa học nào cũng chính xác!

Đó là lời khẳng định hoàn toàn chân thực. Kẻ có tiền sẽ "lái" sự thật bằng một phương thức nào đó, theo một bằng chứng khoa học có vẻ rất chắc chắn để đạt được mục đích của họ.

TS Nguyễn Phương Mai, Đại học Khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan đã có hẳn một công trình nghiên cứu để phản bác lại tư duy "lối mòn" của hầu hết mọi người. 

Bà cho biết, vào những năm 60, hiệp hội đường của Mỹ trả cho ba nhà khoa học của ĐH danh tiếng Harvard một khoản tiền tương đương với giá trị hiện tại là 50.000 đô la.

Đổi lại, họ viết một bài báo tổng hợp các tác hại của mỡ với sức khỏe, đồng thời viết giảm thiểu tác hại cuả đường một cách tối đa. Bài viết được đăng trên một trong những tạp chí khoa học hàng đầu thế giới New England Journal of Medicine.

Một trong ba nhà khoa học này, Dr. Mark Hegsted, sau đó trở thành người chịu trách nhiệm biên soạn bản hướng dẫn chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn cho cả nước Mỹ. Một nhà khoa học khác trong nhóm, Dr. Fredrick Stare, trở thành trưởng khoa dinh dưỡng tại ĐH Harvard.

Liên minh ma quỷ này là sự khởi đầu cho việc các công ty thực phẩm có thể mạnh miệng kết tội mỡ là nguyên nhân của bệnh tim mạch và béo phì.

chất béo

Tỷ lệ béo phì tăng đột biến từ khi chế độ dinh dưỡng ít mỡ được khuyến cáo tại Mỹ

Họ marketing triệt để cho các thực phẩm ít mỡ nhưng, bù lại, để không bị mất đi cảm giác ngon miệng, họ nêm thêm cực kỳ nhiều đường khiến cho người ta vẫn có cảm giác ngon miệng. Vấn đề là, quá tải đường không những nguy hiểm cho sức khoẻ, mà đường còn là một phụ gia có tác dụng gây nghiện. Bộ não của chúng ta khi nghiện đường hoạt động không khác gì bộ não của một con nghiện ma tuý.

Hãy tưởng tượng sự cuồng nộ không kiểm soát của bản thân khi ta nghĩ đến một cái bánh ngọt hay một cốc trà sữa...

Kết quả là từ khi nước Mỹ được cung cấp bản hướng dẫn chế độ dinh dưỡng ít mỡ, số người béo phì đại nhảy vọt do ăn quá nhiều đường .

Chính vì khoa học cũng có thể bị mua chuộc, ta chỉ nên tin vào một kết luận khoa học khi có nhiều công trình liên tục đưa ra những kết quả giống nhau, chuyên môn gọi là "replication".

Đây là điều đã được khẳng định với mỡ. Tức là mỡ bị oan. Mỡ không hề xấu xí như các công ty thực phẩm muốn ta tin một cách mù quáng. Thậm chí có một số công trình khoa học cho rằng ta có thể ăn mỡ để giảm cân. Vấn đề là ăn mỡ gì? 

Như vậy, TS Nguyễn Phương Mai đã bắt đầu hành trình đi "kêu oan" cho mỡ, sau khoảng thời gian người ra luôn nhận định sai lầm và vu oan rằng mỡ là kẻ thù của sức khỏe. Mỡ rất cần thiết. Từ xa xưa con người luôn khát khao mỡ vì nó là nguồn sống của cơ thể. Chất trắng trong não chủ yếu là mỡ.

Thế nhưng chế độ ăn uống của người ta hạn chế tối đa mỡ, nhưng lại hào phóng cơ hội với đường, chỉ vì đã bị ám thị bởi thông tin khoa học đã bị "mua chuộc" từ những nhà khoa học không chân chính. 

Bạn thấy đấy, nhà khoa học cũng có nhà khoa học chân chính và nhà khoa học không chân chính, và mỡ cũng vậy. Có mỡ tốt và mỡ không tốt, vấn đề là hãy nhìn nhận khách quan về mỡ và đối xử đúng với chúng! 

Có ba loại mỡ cơ bản: trans fat, saturated fat, poly hoặc monounsaturated fat. Từ giờ, chũng ta sẽ đi tìm hiểu tiếp về mỡ, mỡ nào nên ăn, mỡ nào không nên ăn!

Mỡ không nên ăn: Transfat hay còn gọi là chất béo chuyển hóa

Mỡ này là chất nên tránh xa. Loại chất béo này hay có trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn đông lạnh như bánh pizza, xúc xích và nhiều loại bánh nướng khác, gần như tất cả những thứ như gà rán, khoai rán ăn nhanh, bỏng ngô mua sẵn rồi nổ bằng lò vi sóng.

chất béo

Transfat hay còn gọi là chất béo chuyển hóa có trong đồ chiên, rán, đồ ăn nhanh, không nên dung nạp vào cơ thể

Transfat đặc biệt nhiều trong vegetable oil hay dầu thực vật kiểu thập cẩm. Các nhà sản xuất tập hợp đủ thứ dầu từ ngô lạc cải, rồi chế xuất cho nó vượt ngưỡng chịu nóng, đóng thành chai rồi ghi nhãn là dầu thực vật. Chúng ta không nên mua loại dầu thập cẩm rẻ tiền ấy. Dầu này thường được các nhà hàng dùng nên đi ăn ta chịu khó gọi ít đồ chiên xào.

Transfat bị cấm ở Đan Mạch, Mỹ. Ở nhiều nước khác, transfat phải được ghi rõ trên bao bì. Đi mua hàng mình nên kiểm tra phần ingredient/thành phần, thấy có transfat thì khuyến cáo tằng nên bỏ đi, đừng mua những loại đồ ăn đó. 

Mỡ rất tốt cho sức khỏe: Poly hoặc monounsaturated fat - Chất béo chưa no hoặc bão hòa

Mỡ này rất tốt cho sức khỏe, chủ yếu đến từ nhiều loại cá (cá mòi, cá hồi, cá thu, cá trích) và thực vật, từ các loại hạt, rau quả nhất là quả bơ.

Loại dầu số 1 mà hầu hết các nghiên cứu khoa học đều thống nhất là dầu ô liu nguyên chất (extra virgin). Ngoài ra còn dầu lạc, dầu hướng dương, dầu vừng... miễn là dầu nguyên bản, không có hỗn hợp pha chế (khi pha chế trộn lẫn thì hay bị gọi là dầu thực vật chứ không có tên).

chất béo

Poly hoặc monounsaturated fat - Chất béo chưa no hoặc bão hòa là chất béo nên nạp nhiều, rất có lợi cho sức khỏe

Mỡ nên hạn chế dung nạp: Chất béo bão hoà saturated fat

Chất béo bão hoà đang bị tình nghi là tác nhân gây bệnh tim mạch cùng hàng tỷ thứ bệnh thời đại khác. Tinh thần chung là có thể ăn nhưng hạn chế dùng quá nhiều: thịt đỏ (bò, bê, lợn, dê), da gà mỡ gà, pho mai, các đồ nướng, pizza, thịt xông khói.

chất béo

Bị hiểu sai nhiều nhất là dầu dừa. Món này cách đây chừng vài năm ở Tây rất thịnh, tuy nhiên giờ đã có quá nhiều chuyên gia lên tiếng nên cơn sốt dầu dừa đã hạ.

Dầu dừa tuy có nhiều chất dinh dưỡng nhưng cơ bản là mỡ bão hoà (đến 90%, hơn cả mỡ lợn có 40%). Vì vậy, ta không nên dùng để ăn, chiên rán thường xuyên vì mỡ bão hoà được coi là một nguyên nhân gây bệnh tim mạch.

Ta cũng nên cân nhắc khi dùng dầu dừa để dưỡng da, nhất là da dầu và có mụn vì nó là mỡ bão hoà, dễ làm tắc lỗ chân lông và gây trứng cá. Nếu da đẹp sẵn thì sẽ khó thấy tổn hại. Nhưng không thấy không có nghĩa là không có tác hại mà mắt thường mình không nhận ra. Bạn có thể tìm từ khoá "coconut clog pore comedogenic" - dầu dừa có mức tắc lỗ chân lông comedogenic cao khoảng 4/5.