Thanh Tâm ·
2 năm trước
 4746

Đánh giá tác động môi trường ĐTM để Việt Nam phát triển bền vững

Đánh giá tác động môi trường là công cụ xem xét thấu đáo các vấn đề môi trường ngang bằng với các yếu tố về kinh tế, xã hội trong quá trình xây dựng, thiết kế dự án nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Đây cũng là cách nâng cao ý thức của doanh nghiệp.

Những áp lực đối với môi trường Việt Nam

Trong những năm qua, nước ta có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, công nghiệp, giao thông, xây dựng,... có những lúc phát triển nóng gây ra những áp lực đối với môi trường. Lượng chất thải thải ra môi trường ngày càng gia tăng và chưa có phương thức quản lý, sử dụng một cách phù hợp dẫn đến lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.

Ô nhiễm, suy thoái đất, nước, không khí còn diễn ra nhiều nơi đang gây tổn hại cho nền kinh tế cũng như toàn xã hội. Nhiều dự án, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát chặt chẽ, vẫn còn tình trạng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa có hạ tầng thu gom, xử lý nước thải tập trung, làng nghề gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng. (Ảnh minh họa)

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH). BĐKH và nước biển dâng đã diễn ra nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân.

Trước những thách thức về môi trường và BĐKH, yêu cầu bảo đảm phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với BĐKH càng trở nên cấp thiết. Trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước cần có cơ chế khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về BVMT và ứng phó với BĐKH nói chung, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nói riêng và đề xuất các giải pháp phù hợp có tính dự báo cho xu hướng phát triển của Việt Nam trong tương lai.

Mục đích của đánh giá tác động môi trường

Vệc đánh giá tác động môi trường là rất cần thiết trước khi tiến hành bất cứ một dự án nào.

Mục đích của đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chính là để đưa ra các giải pháp phù hợp, kịp thời nhằm bảo vệ môi trường khi tiến hành triển khai dự án. Báo cáo ĐTM nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường, là bằng chứng cho sự chịu trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp nếu sau này khi hoạt động dự án không còn đạt được tiêu chuẩn như hồ sơ xin cấp phép ban đầu.

Đánh giá tác động môi trường để đưa ra các giải pháp phù hợp, kịp thời nhằm bảo vệ môi trường khi tiến hành triển khai dự án. (Ảnh minh họa)

Việc đánh giá tác động môi trường được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Chủ dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và phải được sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

Đưa ra các quy định về đánh giá tác động xã hội cần phải có những tiêu chí rõ ràng để có thể áp dụng phương pháp đánh giá tác động phù hợp, góp phần tạo sự đồng thuận của người dân tại khu vực Dự án, tránh cho doanh nghiệp những rủi ro khiếu nại, khiếu kiện và đền bù thiệt hại về môi trường do không tính hết các yếu tố xã hội đối với cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng khi thực hiện ĐTM.

 Ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường

Trước hết, ĐTM được cho là công cụ quản lý môi trường quan trọng trong xã hội. Nó giúp các công tác quy hoạch môi trường được diễn ra hiệu quả cơ, giúp các dự án sớm thực thi, giảm thiểu tình trạng gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường trong thời gian dài. Đồng thời, đánh giá tác động môi trường cũng là công cụ gắn kết mối quan hệ giữa Nhà nước, cơ quan chức năng và cộng đồng.

Thông qua việc điều tra xã hội học, các đóng góp của cộng đồng sẽ phát hiệu quả cao khi nó là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. Thông qua các kiến nghị của báo cáo đánh giá tác động môi trường, doanh nghiệp và nhà nước sẽ có các hoạt động thận trọng hơn trong việc xây dựng, thực hiện dự án để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

ĐTM giúp huy động được sự đóng góp của đông đảo tầng lớp trong xã hội, giúp bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa).

Thứ hai, ĐTM giúp huy động được sự đóng góp của đông đảo tầng lớp trong xã hội, giúp bảo vệ môi trường trong thời gian dài. Từ đó, nó góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan quản lý, của chủ dự án và của toàn dân đối với việc bảo vệ môi trường.

ĐTM cũng phát huy được tính công khai của việc thu thập thông tin, khảo sát, thực nghiệm, đánh giá nhằm thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hiệu quả. Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc tham gia ĐTM giúp doanh nghiệp.