Nguyễn Linh ·
2 năm trước
 5885

Đầu tư nước ngoài trở thành 'đòn bẩy' cho thị trường năng lượng tái tạo Việt

Phát triển năng lượng tái tạo sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu trong hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và quốc tế thời gian tới nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050.

Doanh nghiệp của Thụy Sỹ đi tắt đón đầu năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thụy Sỹ, trong các ngày 26-27/11 theo giờ địa phương, tại thành phố Bern, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp hàng đầu của Thụy Sỹ trong các lĩnh vực hạ tầng, công nghiệp nặng, công nghệ cao, điện, dược phẩm như ABB, Novatis…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp của Thụy Sỹ đầu tư công nghệ cao, đi tắt đón đầu trong lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Việt Nam sẽ tạo đại đoàn kết thuận lợi cho các doanh nghiệp Thụy Sỹ hợp tác đầu tư với doanh nghiệp Việt Nam.

Đầu tư nước ngoài trở thành 'đòn bẩy' cho thị trường năng lượng tái tạo Việt - Ảnh 1
Việt Nam mong muốn các công ty của Thụy Sỹ đầu tư công nghệ cao. (Ảnh minh họa)

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tại Hội nghị COP26 vừa qua, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050 nên sẽ không chủ trương phát triển thêm các nhà máy điện than mà tập trung vào năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, điện gió, nhất là điện gió ngoài khơi. Do đó, Việt Nam mong muốn các công ty của Thụy Sỹ đầu tư công nghệ cao, đi tắt đón đầu trong lĩnh vực này. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Việt Nam đang có nhu cầu phát triển hạ tầng để kết nối các vùng kinh tế và mong muốn các doanh nghiệp của Thụy Sỹ đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực này.

Chủ tịch nước cho biết tại cuộc hội đàm với Tổng thống Thụy Sỹ, Chủ tịch nước đã đề nghị Chính phủ Thụy Sỹ quan tâm hỗ trợ tài chính để khuyến khích các doanh nghiệp Thụy Sỹ tìm kiếm cơ hội đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Chủ tịch nước mong muốn các doanh nghiệp Thụy Sỹ có tiếng nói để Chính phủ Thụy Sỹ thực hiện theo hướng này và đồng thời thúc đẩy đàm phán, sớm ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), từ đó mở ra cơ hội thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại.

Việt Nam - Ấn Độ hợp tác về năng lượng tái tạo

Theo Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma, với những định hướng chiến lược trong chính sách năng lượng quốc gia, Ấn Độ đang mở rộng mục tiêu là đạt công suất lắp đặt 175 GW cho năng lượng tái tạo vào năm 2022 thành 450 GW vào năm 2030.

"Tôi rất vui mừng khi biết một số công ty Ấn Độ đã đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo của Việt Nam, nhất là vào các nhà máy năng lượng mặt trời và khí sinh học. Việc xây dựng nhà máy điện mặt trời 50 MW tại huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận của Adani và Nhà máy điện sinh khối KCP 30 MW ở tỉnh Phú Yên là những ví dụ", ông Verma nói. 

Đầu tư nước ngoài trở thành 'đòn bẩy' cho thị trường năng lượng tái tạo Việt - Ảnh 2
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. 

"Một số công ty Ấn Độ khác cũng đã thể hiện sự quan tâm, trong khi một số tỉnh ở Việt Nam đã tiếp cận với chúng tôi để có thể hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Cộng đồng doanh nghiệp của chúng ta nên khám phá và nắm bắt những cơ hội này", ông Verma nói.

Giáo sư Gopalakrishnan Iyer - Chủ tịch Hiệp hội xúc tiến năng lượng tái tạo Ấn Độ, cho biết tiềm năng tăng trưởng cho năng lượng mặt trời ở Ấn Độ lên đến 400 GW vào năm 2024-25, tức 10 lần công suất hiện tại. Tương tự, công suất gió hiện là 40 GW có khả năng tăng gấp 3, lên 150 GW vào năm 2024-2025. 

"Nền kinh tế Việt Nam sẽ cần 96,5 GW vào năm 2025, trong đó có mục tiêu tăng 2 GW năng lượng tái tạo (gió và mặt trời) hiện tại lên 30,6 GW vào năm 2025. Hơn nữa, tổng tiềm năng của Việt Nam về năng lượng mặt trời là 385 GW và đối với gió (ngoài khơi) là 160 GW", ông Iyer nói. 

Thụy Điển có mối quan hệ hợp tác lâu dài với Việt Nam trong vấn đề năng lượng

Trước đây, quá trình hợp tác chủ yếu tập trung về thủy điện. Hiện tại, hợp tác trên lĩnh vực này đã mở rộng hơn, bao gồm việc cùng nhau tìm kiếm các hiệu quả về phát triển năng lượng an toàn, bền vững.

Đầu tư nước ngoài trở thành 'đòn bẩy' cho thị trường năng lượng tái tạo Việt - Ảnh 3
Chính phủ cần có các chương trình nâng cao nhận thức của người dân về tiết kiệm năng lượng. (Ảnh minh họa)

Thời gian gần đây, ngoài thúc đẩy hợp tác ở cấp Chính phủ nhằm khai thác các tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng của hai nước, chúng tôi liên tục tổ chức các hội thảo với Bộ Công Thương nhằm tạo lập các cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp (DN), tập đoàn năng lượng lớn của Thụy Điển. Trong đó, hai bên tập trung thảo luận các giải pháp hợp tác kỹ thuật, nâng cấp hệ thống lưới điện, phát triển thị trường NLTT, triển khai hỗ trợ tín dụng từ các tổ chức tài chính của Thụy Điển cho lĩnh vực năng lượng.

Chính phủ cần có các chương trình nâng cao nhận thức của người dân về tiết kiệm năng lượng, duy trì các hành vi sử dụng năng lượng xanh, bền vững. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Liên minh châu Âu (EU), các nước Bắc Âu trong các dự án phát triển năng lượng xanh và tư vấn cho Chính phủ Việt Nam về chuyển dịch và bớt phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ dầu, than đá, thúc đẩy tăng tỷ trọng vào NLTT.

Việt - Đức: Hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

Việt Nam và Đức sẽ bàn về hợp tác phát triển trong nhiều lĩnh vực, trong đó có năng lượng tái tạo. Sau đó, theo kế hoạch, hai bên sẽ ký một hiệp định liên Chính phủ, về việc Đức quyết định mức hỗ trợ cho Việt Nam trong thời gian tới, bao gồm hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật cho các dự án năng lượng tái tạo và hỗ trợ Việt Nam cải thiện ngành năng lượng tái tạo.

“Đức và Việt Nam hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Biến đổi khí hậu là một thách thức chung. Bảo vệ môi trường và cung cấp năng lượng bằng cách tăng cường khai thác các nguồn năng lượng tái tạo và tăng hiệu suất sử dụng năng lượng là những trọng tâm của các nỗ lực hợp tác phát triển của Đức tại Việt Nam”, ông Paust nhấn mạnh.

Đầu tư nước ngoài trở thành 'đòn bẩy' cho thị trường năng lượng tái tạo Việt - Ảnh 4
Việt Nam và Đức đã hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo được 10 năm. (Ảnh minh họa)

Theo đó, năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục trở thành trọng tâm hợp tác giữa Việt Nam và Đức trong thời gian tới. Thỏa thuận hợp tác gần đây nhất giữa hai bên được ký vào tháng 10/2019.

Trên thực tế, Việt Nam và Đức đã hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo được 10 năm và sự hợp tác này luôn được cập nhật theo từng thời kỳ. Đến nay, Đức đã hỗ trợ các dự án hợp tác phát triển tại Việt Nam với tổng kinh phí khoảng 1 tỷ euro (1,17 tỷ USD), gồm các dự án đã được thực hiện và các dự án đã cam kết.

Ngoài ra, về đa phương, Đức đóng góp khoảng 30% ngân sách của EU và một số tiền khá lớn vào ngân sách Liên hợp quốc. Các khoản ngân sách này cũng được dùng để hỗ trợ các nước đang phát triển như Việt Nam.

“Đức là đối tác phát triển lớn của Việt Nam, và sự hợp tác này sẽ tiếp tục được tăng cường trong thời gian tới”, ông Paust khẳng định.

Thời gian tới sẽ là cuộc đua đầu tư vào những lĩnh vực có khả năng giảm phát thải lớn để hoàn thành mục tiêu của Việt Nam tại COP26, bao gồm: Sản xuất điện, giao thông vận tải, công nghiệp và năng lượng trong tòa nhà. Các đòn bẩy chính thúc đẩy quá trình này sẽ tập trung vào những ngành sử dụng năng lượng cuối cùng và kết hợp nhiều giải pháp, hướng đi mới trong phát triển công nghệ, vật liệu mới thân thiện môi trường, nhiên liệu mới không carbon và điện khí hóa ngành với năng lượng từ các nguồn không phát thải khí nhà kính.

Về những lĩnh vực mà Việt Nam có thể chú trọng trong thời gian tới, theo đại diện Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, đó là khuyến khích chuyển dịch năng lượng, tạo điều kiện chuyển đổi sang các nguồn điện sạch hơn và loại bỏ than; Thúc đẩy các tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần giới thiệu các thực hành tốt và tạo điều kiện tiếp cận tài chính cho giải pháp thích ứng và phục hồi với tác động của biến đổi khí hậu; chú trọng các giải pháp dựa vào thiên nhiên và tạo điều kiện tiếp cận nguồn tài chính khí hậu bền vững, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.

Nguồn