Hơn 110 công trình ở Hà Nội chưa nghiệm thu PCCC đã hoạt động sẽ bị xử lý?
Thực hiện các kế hoạch, chỉ thị của UBND TP. Hà Nội, Công an TP và Huyện ủy – UBND huyện Đông Anh về việc khắc phục tồn tại, xứ lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động; Đăng tải công khai chủ đầu tư vi phạm trên cổng thông tin điện tử.
Sau khi rà soát, kiểm tra, UBND huyện đã công khai danh sách 112 công trình trên địa bàn chưa được nghiệm thu PCCC đã đưa vào hoạt động, để người dân biết và giám sát thực hiện.
Theo đó, trong danh sách 112 công trình nói trên có các nhiều doanh nghiệp bị bêu tên, như: Công ty cổ phần ô tô 1-5, Công ty cổ phần Công trình 6, Công ty cổ phần đầu tư Thành Quang, Công ty TNHH Yasufuku Việt Nam, Công ty TNHH FCC Việt Nam, Công ty TNHH Hal Việt Nam, Công ty TNHH Linh kiện điện tử Sei Việt Nam, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam, Công ty cổ phần khóa Việt Tiệp, Công ty in sách giáo khoa tại TP Hà Nội, Công ty cổ phần Nam Hồng…
Xem thêm TẠI ĐÂY
Doanh nghiệp nào được giao đất sân bay Nha Trang?
Hội đồng định giá Tài sản trong Tố tụng Hình sự tỉnh Khánh Hòa đã nhận được công văn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa với nội dung cung cấp một số tài liệu liên quan đến việc giao đất tại khu vực sân bay Nha Trang.
Trong công văn của Hội đồng định giá Tài sản trong Tố tụng Hình sự tỉnh Khánh Hòa, cơ quan công an đã cung cấp các quyết định trong năm 2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu tổ hợp Khách sạn, Trung tâm thương mại và Khu nhà ở thuộc Khu Trung tâm đô thị Thương mại, Dịch vụ, Tài chính, Du lịch Nha Trang (Khu trung tâm đô thị Nha Trang).
Ngoài ra còn có các quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu trung tâm đô thị Nha Trang (Phân khu 2A); phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm đô thị Nha Trang (Phân khu 2 và phân khu 3); phê duyệt điều chỉnh cục bộ các lô đất QT1, CC1, CC2, KS1 thuộc đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu trung tâm đô thị Nha Trang (phân khu 2 và phân khu 3); quyết định số 2112 năm 2017 phê duyệt quy hoạch chi tiết một phần phân khu 2 và phân khu 3 Khu trung tâm đô thị Nha Trang…
Xem thêm TẠI ĐÂY
Chuyển Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng xử lý sai phạm đất đai sân bay Nha Trang
Sai phạm trong giao đất sân bay Nha Trang cho doanh nghiệp để thanh toán các dự án BT ở tỉnh Khánh Hòa đã được chuyển cho Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng thụ lý.
Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Khánh Hòa, thông tin về việc xử lý vụ sai phạm trong việc giao đất tại khu vực sân bay Nha Trang để thanh toán cho các dự án BT trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, trong phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo đã thống nhất kết thúc theo dõi sai phạm trong việc giao đất tại khu vực sân bay Nha Trang để thanh toán cho các Dự án BT (xây dựng - chuyển giao) trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Bộ Xây dựng 'bóc' loạt vấn đề tại cao ốc Thăng Long Tower
Bộ Xây dựng cho biết, sau khi rà soát hồ sơ và kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của dự án này tại văn bản số 695 ngày 23/12/2020 của Cục Quản lý hoạt động xây dựng có việc sai khác giữa hồ sơ thiết kế cơ sở, phương án kiến trúc được Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QHKT) Hà Nội chấp thuận năm 2017 và hồ sơ đã được Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) - Bộ Công an thẩm duyệt tại Giấy chứng nhận năm 2017.
Do đó, Bộ Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư căn cứ nội dung nêu tại văn bản số 695 của Cục Quản lý hoạt động xây dựng để thực hiện. Cụ thể, do hồ sơ thiết kế cơ sở có điều chỉnh một số vị trí, không gian chức năng so với hồ sơ PCCC đã được thẩm duyệt, chủ đầu tư cần liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về PCCC của công trình để được hướng dẫn, thẩm duyệt điều chỉnh về PCCC theo quy định.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Triệt phá đường dây khai thác cát trái phép tại An Giang
Theo đó, Công ty Cổ phần đầu tư Trung Hậu - Tổng 68 (gọi tắt là Công ty Trung Hậu) có trụ sở tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM, do ông Lê Quang Bình là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc được UBND tỉnh An Giang cấp phép khai thác hơn 1,5 triệu m3 để cung cấp cho 4 công trình gồm cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, tuyến nối quốc lộ 91 và tuyến tránh TP Long Xuyên; công trình đường kênh Long Điền A - B; dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau thuộc dự án công trình đường cao tốc Bắc - Nam phía đông.
Tuy nhiên công ty này đã khai thác lên tới 4,7 triệu m3 cát ở lòng sông Tiền, gấp 3 lần so với cho phép. Mục đích cung cấp cho 4 công trình trọng điểm, tuy nhiên thực tế Công ty này chỉ cung cấp được hơn 900.000 m3 cho các dự án theo quy định, còn lại khoảng 3,8 triệu m3, các đối tượng đã lập khống hồ sơ để bán ra ngoài.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Diễn biến vụ khai thác cát lậu ở An Giang
Theo điều tra ban đầu của Bộ Công an, Công ty Trung Hậu 68 (trụ sở tại TP.HCM) do Lê Quang Bình làm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc. Công ty được UBND tỉnh An Giang cấp phép khai thác tổng khối lượng hơn 1,5 triệu m3 cát để cung cấp cho 4 công trình trọng điểm gồm: dự án (DA) cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP.Long Xuyên; đường kênh Long Điền A-B (H.Chợ Mới) và DA cao tốc Bắc - Nam, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau.
Lê Quang Bình đã lợi dụng giấy phép khai thác khoáng sản được cấp để chỉ đạo nhân viên và thuê người tổ chức khai thác cát, bước đầu xác định trữ lượng hơn 4,7 triệu m3 cát, trị giá tạm tính khoảng 253 tỉ đồng. Công ty bỏ ngoài sổ sách, không khai báo và nộp nghĩa vụ tài chính với số cát khai thác vượt giấy phép 3,2 triệu m3.
Để tiêu thụ số cát khai thác trái phép, thu lời bất chính, Bình cùng đồng phạm dùng thủ đoạn thông qua các công ty trung gian do mình thành lập, quản lý mua hóa đơn đầu vào khống để hợp thức hóa nguồn gốc cát. Số tiền thu được, Bình sử dụng chi cho một số cán bộ cơ quan chức năng tỉnh An Giang.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Nguyên nhân nào khiến FLC tiếp tục bị UBCKNN xử phạt?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (có địa chỉ tại tầng 29, Tòa nhà Bamboo Airways, số 265 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).
Cụ thể, FLC phải nộp số tiền 92,5 triệu đồng cho UBCKNN do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật. Công ty đã không công bố thông tin (CBTT) trên hệ thống của UBCKNN, trên trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh/Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và trang thông tin điện tử của công ty đối với một số tài liệu gồm: BCTC riêng, hợp nhất năm 2021 đã kiểm toán; BCTC riêng, hợp nhất bán niên năm 2022 đã soát xét; Báo cáo thường niên 2021; BCTC riêng, hợp nhất quý IV/2022; BCTC riêng, hợp nhất năm 2022 đã kiểm toán; BCTC riêng, hợp nhất quý I,II/2023; Báo cáo thường niên năm 2022; BCTC riêng, hợp nhất bán niên năm 2023 đã soát xét.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Yếu tố tỷ giá có phải nguyên nhân chính cho sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán?
Theo FIDT thống kê, thị trường có xu hướng giảm trong các đợt tỷ giá bật tăng mạnh trong ngắn hạn, tuy vậy trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tháng sau khoảng thời gian diễn ra biến động, nhìn chung thị trường chứng khoán vẫn duy trì xu hướng tăng điểm.
Ngược lại, nguyên nhân có tác động rõ rệt đến thị trường chứng khoán trong ngắn hạn là vấn đề về dòng vốn FII rút khỏi thị trường Việt Nam thông qua các quỹ đầu tư, ETFs. Trong 1 tháng trở lại đây các quỹ ETF bị rút ròng rất mạnh trong đó dẫn đầu là Fubon và Diamond đã bị rút ròng lần lượt hơn 35,76 triệu đô và 38,6 triệu đô trong 1 tháng. FIDT cho hay, đây là xu hướng vốn rút khỏi VN và các thị trường mới nổi quay về Mỹ.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Nữ giám đốc công ty kiểm toán đã giúp hai công ty con của Tân Hoàng Minh thế nào?
Theo kết luận của Cơ quan CSĐT Bộ Công an về vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Công ty Kiểm toán Nam Việt chi nhánh phía Bắc, Bùi Thị Ngọc Lân là Giám đốc đã thực hiện kiểm toán không đúng, từ đó tạo điều kiện cho Tân Hoàng Minh biến tài liệu tài chính không tích cực của các công ty con thành báo cáo tài chính hấp dẫn với mục đích phát hành trái phiếu.
Theo đó, Ban Quản trị Công ty Ngôi Sao Việt và Công ty Soleil, Bùi Thị Ngọc Lân đã tiếp cận trực tiếp và thống nhất với Phùng Thế Tính, Phó Giám đốc Trung tâm Tài chính kế toán và đồng thời là Kế toán trưởng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, cũng như Kế toán trưởng Công ty CP Đầu tư và Du lịch Khách sạn Soleil để ký hợp đồng kiểm toán.
Tháng 6/2021, Công ty Kiểm toán Nam Việt chi nhánh phía Bắc cùng Công ty Ngôi Sao Việt và Công ty Soleil đã ký 2 hợp đồng kiểm toán số 7.11 và 7.12/2021/HĐKT, mỗi hợp đồng trị giá 121 triệu đồng (đã bao gồm VAT), với nhiệm vụ kiểm toán Báo cáo tài chính riêng và Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 của Công ty Ngôi Sao Việt và Công ty Soleil.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Phát hành trái phiếu sai phạm, 4 doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát làm ăn ra sao?
Được biết, từ năm 2018 đến năm 2020, các đối tượng có liên quan tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty CP Đầu tư Quang Thuận, Công ty CP Dịch vụ Thương mại TP.HCM (Setra), Công ty CP Đầu tư và phát triển Sunny World cùng các tổ chức khác đã có hành vi gian dối, làm trái quy định của pháp luật.
Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cho hay, từ năm 2018 đến năm 2020, các đối tượng có liên quan tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty CP Đầu tư Quang Thuận, Công ty CP Dịch vụ Thương mại TP.HCM (Setra), Công ty CP Đầu tư và phát triển Sunny World cùng các tổ chức khác đã có hành vi gian dối, làm trái quy định của pháp luật tạo lập 25 gói trái phiếu mã gồm: ADC-2018.09, ADC-2018.09.1, ADC-2019.01, QT-2018.12.1, SNWCH1823001 và 20 mã số hiệu từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20 có tổng giá trị 30.081 tỷ đồng để bán cho người mua (các trái chủ) để huy động tiền và chiếm đoạt.
Xem thêm TẠI ĐÂY