Sử dụng đất đá thải mỏ để ở Quảng Ninh dưới góc nhìn Kinh tế Môi trường
Khai thác than được coi là hoạt động phát sinh nhiều chất thải, đặc biệt là đất đá thải và nước thải. Theo nhiều tài liệu khảo sát, để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 - 10 m3 đất phủ, thải từ 1 - 3 m3 nước thải mỏ. Vì vậy, đến Quảng Ninh ta không ngạc nhiên thấy những núi đất đá thải cao bên cạnh những moong rất sâu và những kênh thải nước liên tục chảy.
Cùng với việc đào than, vận chuyển than, việc bóc lớp đất đá, chuyển chúng đến bãi thải đã là nguyên nhân phát sinh bụi lớn dẫn đến ô nhiễm bụi rất nặng trong thời kỳ dài (khi chưa có giải pháp giảm thiểu hiệu quả). Ngày nay, do áp dụng nhiều giải pháp khoa học, công nghệ, sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại nên mức phát sinh bụi đã giảm rất nhiều và chất lượng không khí (CLKK) cũng được cải thiện đáng kể.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Giá xăng dầu trong nước sẽ giảm mạnh vào chiều nay?
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 2/10, dầu Brent tăng hơn 2%, dầu WTI tăng 1%. Sự leo dốc của giá dầu vẫn chịu tác động mạnh bởi lo ngại về nguồn cung thắt chặt sau khi Saudi Arabia và Nga quyết định cắt giảm sản lượng 1,3 triệu thùng/ngày đến hết tháng 12.
Giá dầu giảm một phần cũng bởi dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước đó tiếp tục giảm mạnh. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu thô của xứ sở cờ hoa đã giảm 2,2 triệu thùng xuống 416,3 triệu thùng, gấp gần 7 lần so với mức dự đoán của các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Reuters.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Bộ xây dựng nói lý do không tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp làm nhà ở xã hội
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 vừa diễn ra, trả lời ý kiến về tăng mức lãi cho doanh nghiệp làm nhà ở xã hội từ 10% lên 15% khi sửa luật để hấp dẫn các nhà đầu tư, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, thời gian tới, các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển nhà ở xã hội sẽ được quan tâm với rất nhiều ưu đãi về thuế, quỹ đất… Tuy nhiên, nếu tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội sẽ khiến nâng giá bán nhà ở cho người thu nhập thấp.
Theo ông Sinh, bản thân các doanh nghiệp cũng cho rằng trong bối cảnh hiện nay sản xuất đầu tư đạt lợi nhuận 10% là quá tốt. Điều họ cần là cải cách thủ tục hành chính, địa phương chưa vào cuộc giải quyết nhanh trong xử lý các vấn đề liên quan quy hoạch, đất đai.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Vi phạm trong lĩnh vực môi trường: Công ty điện Bình Thủy Lâm Đồng bị phạt 300 triệu đồng
Ngày 26/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký quyết định số 1847/QĐ-XPHC, xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) lĩnh vực môi trường đối với Công ty CP điện Bình Thủy Lâm Đồng, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, do ông Nguyễn Văn Quân- Giám đốc Công ty là người đại diện theo pháp luật.
Công ty CP điện Bình Thủy Lâm Đồng bị xử phạt hành chính do đã có hành vi vi phạm triển khai xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy thủy điện Đại Bình (thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm) mà không có giấy phép môi trường theo quy định, quy định tại điểm c, khoản 3 Điều 14 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, ngày 7/7/2022 của Chính phủ, quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Một cá nhân ở Quảng Nam khai thác cát không phép bị xử phạt đến 175 triệu đồng và khởi tố vụ án
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Bùi Văn Ánh (sinh năm 1977, thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành) với số tiền 175 triệu đồng.
Theo đó, Ông Ánh khai thác cát lòng sông mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với tổng khối lượng khoáng sản (cát) đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.
Hành vi này quy định tại điểm e khoản 1 Điều 48 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 04/2022/NĐ-CP ngày 6/1/2022 của Chính phủ.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Điểm mặt các công trình xanh tiêu biểu tại Việt Nam
Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC) định nghĩa công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên thông qua:
- Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả;
- Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động;
Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường
Xem thêm TẠI ĐÂY
Vụ án Vạn Thịnh Phát: Người bị hại cần làm gì để đảm bảo quyền lợi?
Cụ thể, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan (theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 50/QĐ-CSKT-P10, ngày 7/10/2022).
Kết quả điều tra xác định từ năm 2018 đến năm 2020, các đối tượng có liên quan tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty Cổ phần Đầu tư Quang Thuận, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại TP Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Sunny World và các tổ chức khác đã có hành vi gian dối, làm trái quy định của pháp luật tạo lập 25 gói trái phiếu (mã: ADC-2018.09, ADC-2018.09.1, ADC-2019.01, QT-2018.12.1, SNWCH1823001 và 20 mã số hiệu từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20) có tổng giá trị 30.081 tỷ đồng để bán cho người mua (các trái chủ), huy động tiền và chiếm đoạt.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Bộ Công an: Hơn 42.000 người bị hại trong vụ Vạn Thịnh Phát sẽ được bảo vệ quyền lợi
Chiều hôm nay, (ngày 2/10), Bộ Công an tổ chức họp báo, thông tin về tình hình, kết quả công tác quý 3 và nhiệm vụ công tác trọng tâm trong quý tới.
Thông tin về quá trình điều tra vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan", tại buổi họp báo, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thanh - Phó cục trưởng C03 cho hay, cơ quan điều tra vẫn đang dùng mọi biện pháp để triệt để thu hồi tài sản, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư.
Xem thêm TẠI ĐÂY