Miền Bắc chìm trong giá rét, đỉnh Mẫu Sơn hạ xuống -2,2 độ sáng nay
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An trời tiếp tục rét đậm, vùng núi rét hại; ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế trời rét. Nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng sớm ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An phổ biến từ 8-11 độ, riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 4-7 độ, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ; ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế phổ biến từ 13-16 độ.
Đợt rét đậm, rét hại diện rộng này ở Bắc Bộ, các tỉnh Thanh Hóa-Nghệ An còn có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 25/12; Trong đợt rét đậm, rét hại này ở khu vực trung du và vùng núi phía Bắc có khả năng xảy ra băng giá và sương muối.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Giá vàng hôm nay (ngày 22/12) bao nhiêu một lượng?
Giá vàng 9999 hôm nay 22/12, vàng 9999 hôm nay được DOJI được niêm yết ở mức 74,65 triệu đồng/lượng mua vào và 75,70 triệu đồng/lượng bán ra.
Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 74,80 – 75,60 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 74,75 – 75,65 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 74,65 – 75,90 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Xem thêm TẠI ĐÂY
Những dấu ấn, sự kiện nổi bật của VIASEE và Tạp chí Kinh tế Môi trường năm 2023
Ngày 22/4, Tạp chí Kinh tế Môi trường cùng Công đoàn Trụ sở chính Ngân hàng Agribank tổ chức bàn giao hai nhà tình nghĩa trị giá 150 triệu đồng cùng các phần quà cho hai gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
Tham dự buổi lễ, về phía ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái có đồng chí: Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái; đồng chí Đoàn Thị Thanh Tâm – Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái.
Về phía chính quyền địa phương có: Đồng chí Giàng A Thào – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Trạm Tấu; Đồng chí Vũ Lê Chung Anh – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Hà Nội dự kiến giảm 70 đơn vị hành chính cấp xã
Thông tin tại hội nghị tổng kết công tác năm 2023 của Bộ Nội vụ, chiều 20/12, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết giai đoạn 2023-2025, Hà Nội có 173 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp khi rà soát và đối chiếu với các tiêu chí.
Hà Nội đã xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Bộ Nội vụ thống nhất thông qua. Theo đó, sau khi sắp xếp, thành phố có 30 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 17 huyện, 12 quận, 1 thị xã) và dự kiến có 509 đơn vị hành chính cấp xã (321 xã, 168 phường, 20 thị trấn); dự kiến giảm 70 đơn vị hành chính cấp xã (54 xã, 15 phường và một thị trấn).
Xem thêm TẠI ĐÂY
Xả thải vượt quy chuẩn cho phép, một công ty cơ khí bị xử phạt
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lưu Văn Bản vừa ký quyết định xử phạt Công ty TNHH Cơ khí Ngũ Phúc Việt Nam ở cụm công nghiệp Cao An, xã Cao An (Cẩm Giàng) 264 triệu đồng do xả nước thải có 7 thông số môi trường nguy hại, thông thường vượt quy chuẩn cho phép ra ngoài môi trường.
Trong số tiền xử phạt gồm cả tiền xử phạt tăng thêm theo quy định tại khoản 11, điều 19 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.
Vi phạm của công ty diễn ra vào ngày 10/11/2023. Trong nước xả thải có 7 thông số môi trường nguy hại: thông số Zn nguy hại vượt 3,9 lần, P tổng vượt 17 lần, TSS vượt 7 lần, Fe vượt 6,16 lần, COD vượt 2,04 lần, BOD vượt 1,72 lần, PH vượt 10,3 với lưu lượng trung bình khoảng 2 m3 đến dưới 5 m3/ngày.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Nhìn lại các siêu dự án giao thông năm 2023
Cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Cầu Mỹ Thuận 2, Nhà ga T2 cảng Phú Bài... là những công trình giao thông trọng điểm hoàn thành trong năm. Điều này có giúp mở ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Một trong những dự án giao thông lớn bậc nhất phải kể đến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Dự án có tổng chiều dài 2.063km, với điểm đầu là cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) và điểm cuối là đường vành đai của thành phố Cà Mau.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Đình Thọ cho biết, đến thời điểm hiện tại, đã có 8 dự án thành phần được hoàn thành, đưa vào khai thác. Trong đó, việc hoàn thành 2 Dự án Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu dài 251km, rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội về Nghệ An còn khoảng 3,5 tiếng so với 5 tiếng như trước đây.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Việt Nam cần tận dụng thị trường tín chỉ carbon ra sao?
Tín chỉ carbon là đơn vị đo lường sử dụng để giới hạn lượng khí thải carbon mà một doanh nghiệp được thải ra môi trường. Đây được coi như một loại giấy phép cho phép chủ sở hữu thải ra một lượng khí CO2 nhất định hoặc khí thải nhà kính khác. Một tín chỉ carbon tương đương với một tấn khí CO2 (hoặc khí thải khác) được thải ra môi trường.
Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế là 6 tỉnh tham gia thực hiện Thỏa thuận giảm phát thải thông qua bảo vệ rừng. Hiện đã có hơn 3,1triệu ha đất có rừng với độ che phủ gần 58%, chiếm hơn 21,2% diện tích rừng của cả nước, thúc đẩy việc chuyển nhượng tín chỉ carbon.
Trong giai đoạn 2010-2020, lượng phát thải trung bình trong lâm nghiệp là 30,6 triệu tấn, chỉ bằng 1/2 so với lượng hấp thụ trung bình đạt khoảng 69,9 triệu tấn. Điều này cho thấy thành quả trong quản lý, bảo vệ rừng, góp phần hấp thụ carbon.
Xem thêm TẠI ĐÂY