Bích Ngọc ·
8 tuần trước
 10080

Giá vàng hôm nay (ngày 14/3) bao nhiêu một lượng?

Giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, vàng SJC, DOJI, PNJ hôm nay tăng hay giảm? Giá vàng hôm naya bao nhiêu một lượng?

Giá vàng trong nước hôm nay bao nhiêu?

Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI được niêm yết ở mức 78,00 triệu đồng/lượng mua vào và 80,50 triệu đồng/lượng bán ra.

Tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 79,30 – 80,80 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Còn giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 78,00 – 80,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 78,00 – 80,70 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Được biết, giá vàng miếng thương hiệu PNJ niêm yết ở mức 78 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra mức 80,5 triệu đồng/lượng, giảm 2,1 triệu đồng giá mua và 1,9 triệu đồng giá bán.    

Giá mua và giá bán vàng thương hiệu Bảo Tín Minh Châu đang lần lượt là 78 triệu đồng/lượng và 80,5 triệu đồng/lượng, giảm 2,2 triệu đồng chiều mua và 1,6 triệu đồng chiều bán so với rạng sáng qua.     

Giá vàng thế giới hôm nay bao nhiêu?

Rạng sáng hôm nay, vàng thế giới quay đầu nhích nhẹ với vàng giao ngay tăng 15 USD (lên 2.173,5 USD/ounce). Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.179,5 USD/ounce, tăng 13,4 USD so với rạng sáng qua.

Giá kim loại màu vàng thế giới tăng trở lại vào thứ Tư nhờ được hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu khi các nhà đầu tư vẫn hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6 bất chấp lạm phát tại Mỹ tăng cao. Trong khi đó, căng thẳng địa chính trị leo thang khiến nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng miếng vẫn được duy trì.

Vào thứ Ba, vàng thỏi đã rút lui khỏi mức cao kỷ lục được ghi nhận vào tuần trước, ghi nhận mức giảm trong ngày tồi tệ nhất kể từ ngày 13-2 sau khi báo cáo mới công bố cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ tăng mạnh trong tháng 2, cho thấy lạm phát vẫn còn dai dẳng.

Dữ liệu lạm phát cao hơn khiến Fed khó khăn trong việc đưa ra quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ và điều này sẽ gây áp lực lên các tài sản không mang lãi suất như vàng.

Bất chấp dữ liệu lạm phát “nóng” hơn dự kiến, các nhà giao dịch vẫn tiếp tục đặt cược Fed sẽ tiến hành cắt giảm lãi suất vào tháng 6. Theo công cụ FedWatch CME, thị trường hiện định giá khoảng 65% khả năng Fed sẽ tiến hành nới lỏng chính sách tiền tệ.

Theo Fawad Razaqzada - nhà phân tích thị trường tài chính tại StoneX Group, đợt giảm giá của vàng sau báo cáo CPI trước đó có thể sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì xu hướng tăng vẫn được duy trì và các nhà giao dịch dường như mong muốn coi các đợt thoái lui là cơ hội mua.

Khi báo cáo CPI tháng 2 của Mỹ công bố hôm thứ Ba (12/3) cho thấy cả lạm phát chung và lạm phát lõi đều nóng hơn dự kiến, nó đã gây ra một đợt phục hồi có thể dự đoán được của đồng đô la và đồng thời là đợt bán tháo trái phiếu Chính phủ.

Fawad Razaqzada cho biết, khi lợi suất tăng, chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng tăng theo, áp lực bán cũng tăng theo. Tuy vậy, điểm yếu không quá đáng kể xét về tổng thể, khi kim loại này mất đi khoản lợi nhuận trị giá 25 USD. Với việc thị trường vẫn tự tin về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6, mặc dù báo cáo CPI mạnh hơn, điểm suy yếu của vàng sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Daniel Hynes và nhóm phân tích hàng hóa tại ngân hàng ANZ đã cập nhật dự báo giá vàng trong năm vào thứ Tư (13/3). ANZ dự đoán kim loại quý sẽ đạt mức 2.300 USD/ounce vào cuối năm nay, tăng so với mục tiêu dự báo trước đó là 2.200 USD.

Với giá vàng trong nước giảm mạnh và giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco ở mức 2.173,5 USD/ounce (tương đương gần 65 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 15,5 triệu đồng.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/7531361373590220/?