Bích Ngọc ·
1 năm trước
 8873

Giá vàng hôm nay (ngày 20/9) bao nhiêu một lượng?

Giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, vàng SJC, DOJI, PNJ hôm nay tăng hay giảm? Giá vàng hôm nay bao nhiêu một lượng?

Giá vàng trong nước hôm nay bao nhiêu?

Được biết, vàng DOJI tại Hà Nội 68,550 triệu đồng/lượng mua vào và 69,400 triệu đồng/lượng bán ra; DOJI tại TP Hồ Chí Minh 68,550 triệu đồng/lượng mua vào 69,400 triệu đồng/lượng bán ra. Cả 2 chiều đều tăng 150.000 đồng/lượng so với phiên hôm qua.

Giá vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng 68,650 đồng/lượng mua vào; 69,370 đồng/lượng bán ra, tăng 300 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Còn giá vàng PNJ tại Hà Nội và TP. HCM đang giao dịch ở mức 57,100 triệu đồng/lượng mua vào và 58,100 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 400 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều.

Giá vàng thế giới hôm nay bao nhiêu?

Rạng sáng hôm nay giá vàng thế giới ổn định với vàng giao ngay giảm 1,7 USD/ounce (xuống còn 1.931,7 USD/ounce). Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.953,4 USD/ounce, so với rạng sáng qua giảm 0,3 USD.

Thị trường kim loại quý đầu tuần này trầm lắng khi chờ đợi những thông tin liên quan đến cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Cuộc họp sẽ kết thúc vào ngày 20-9 (giờ Mỹ) với quyết định của Fed và cuộc họp báo của Chủ tịch Fed Jerome Powell. Cả giới đầu cơ giá lên và giới đầu cơ giá xuống đều tỏ ra thận trọng trước khi nghe ngóng được quan điểm chính sách tiền tệ của Fed trong thời gian tới.

Hiện tại, hầu hết đều dự báo, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan thiết lập chính sách của Fed, sẽ ủng hộ chính sách tiền tệ của Mỹ và không tăng lãi suất tại cuộc họp lần này, nhưng vẫn có giọng điệu diều hâu.

Trong một bài viết trên Tạp chí phố Wall, các chuyên gia cho rằng, việc giá dầu tăng cao đang có thể khiến việc “hạ cánh mềm” không thực hiện được. Nhìn vào những năm 1970, giá năng lượng tăng cao đã góp phần đẩy nước Mỹ vào suy thoái. Điều này cũng xảy ra vào những năm 1980 và 1990, khi chúng đẩy lạm phát lên cao và cướp đi sức mua của người tiêu dùng.

Các chuyên gia cho rằng, những cú sốc về nguồn cung như giá dầu leo thang khiến Fed rơi vào tình thế khó khăn khi nó vừa khiến lạm phát tăng cao, vừa kiềm chế tăng trưởng kinh tế, khiến Fed phải loay hoay không biết nên giữ nguyên lãi suất hay tiếp tục tăng để kiểm soát lạm phát.

Trong một báo cáo gần đây, các nhà phân tích cho biết: “Kể từ khi tăng lên khoảng 2.000 USD/ounce do nhu cầu trú ẩn an toàn (do lo ngại về sự ổn định của các ngân hàng ở Mỹ và châu Âu) vào tháng 3 và tháng 5 năm nay, giá vàng đã giảm”. “Theo Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu vàng toàn cầu giảm khoảng 5% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm nay, chủ yếu là do nhu cầu của nhà đầu tư yếu hơn trong khi nguồn cung vàng tăng nhẹ”.

Tuy nhiên, nhiều nhận định vẫn lạc quan về giá vàng trong dài hạn. Các nhà phân tích của Ngân hàng ANZ cho hay, ngay cả sau khi giảm xuống dưới 1900 USD một ounce trong thời gian ngắn trong bối cảnh lãi suất trái phiếu kho bạc tăng cao và chỉ số Đô la Mỹ đạt mức cao nhất trong 6 tháng, vàng vẫn có khả năng phục hồi tốt.

Theo báo cáo của ANZ, sức mạnh của USD có thể sẽ tiếp tục tăng giá trong năm 2023, nhưng sẽ suy yếu vào năm 2024, khi kỳ vọng vững chắc hơn về việc cắt giảm lãi suất và đà tăng trưởng kinh tế chậm lại. Sự hấp dẫn đầu tư của vàng sẽ tăng lên khi sự bất ổn kinh tế vĩ mô ngày càng tăng và kỳ vọng ngày càng lớn về việc nới lỏng tiền tệ vào năm 2024. Báo cáo nhận định, lãi suất cao hơn kéo dài có thể làm tăng căng thẳng về nợ doanh nghiệp, sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Các nhà phân tích ANZ cũng kỳ vọng xu hướng mua vàng gần đây của các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục. Căng thẳng địa chính trị đang thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu trong hoạt động mua hàng của ngân hàng trung ương. Đồng thời kỳ vọng nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương sẽ tăng ở mức 750 tấn vào năm 2023 nhưng không bằng mức kỷ lục 1.080 tấn của năm 2022.

Họ cho biết, nhu cầu về vàng vật chất dự kiến ​​cũng sẽ cải thiện trong quý 4 năm nay, khi tiền tệ yếu và niềm tin tiêu dùng giảm ở Trung Quốc sẽ thúc đẩy đầu tư bán lẻ. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng gia tăng nhập khẩu vàng, dù giá vàng đang ở mức cao.

Với giá vàng trong nước tăng và giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco ở mức 1.931,7 USD/ounce (tương đương gần 57,2 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 12 triệu đồng/lượng.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6856323151094049/?