Bích Ngọc ·
16 tuần trước
 9867

Giá vàng hôm nay (ngày 30/7) bao nhiêu một lượng?

Giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, vàng SJC, DOJI, PNJ hôm nay tăng hay giảm? Giá vàng hôm nay bao nhiêu một lượng?

Giá vàng trong nước hôm nay 

Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI được niêm yết ở mức 77,50 triệu đồng/lượng mua vào và 79,50 triệu đồng/lượng bán ra.

Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 78,50– 79,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 77,50 – 79,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 78,80 – 79,50 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Vàng miếng SJC đang được các ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank bán ra ở mức 79,5 triệu đồng/lượng. Các công ty vàng bạc đá quý cũng duy trì giá bán vàng miếng ở mức này.

Giá vàng thế giới hôm nay 

Giá vàng thế giới sáng hôm nay quay đầu giảm với giá vàng giao ngay giảm 5,6 USD xuống 2.384,7 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.427,6 USD/ounce, giảm 1,7 USD so với rạng sáng qua.

Sự phục hồi của đồng USD đã gây áp lực lên kim loại màu vàng. Theo đó, chỉ số US Dollar Index tăng khoảng 0,3% lên mức cao nhất trong hơn 2 tuần đã khiến vàng trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Báo cáo mới nhất cho thấy, mức tiêu thụ vàng tại Trung Quốc đã giảm 5,6% trong nửa đầu năm 2024 do nhu cầu về đồ trang sức bằng vàng giảm 26,7% trong bối cảnh giá cao. Tuy nhiên, nhu cầu mua vàng thỏi và tiền xu lại tăng vọt.

Mặc dù vàng chịu áp lực bởi đồng bạc xanh, nhưng các chuyên gia cho rằng, đà giảm của kim loại quý này đã được “hãm” nhờ lo ngại căng thẳng địa chính trị gia tăng tại Trung Đông sau cuộc tấn công bằng tên lửa ở Cao nguyên Golan.  

Hiện tại giới đầu tư đang chờ đợi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này để tìm kiếm các dấu hiệu về thời điểm cắt giảm lãi suất. Thời gian qua, kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ sớm xoay trục chính sách tiền tệ đã cung cấp lực đẩy cho vàng. Các báo công bố gần đây cho thấy lạm phát đang giảm bền vững về mốc mục tiêu 2% đã làm tăng sự lạc quan trên thị trường. Sau báo cáo lạm phát khả quan vào tháng 6, thị trường đang đặt cược rằng Fed sẽ hé lộ khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tại cuộc họp chính sách tiền tệ diễn ra vào giữa tuần này.

Theo CNBC, nhu cầu vàng như một hàng rào phòng ngừa rủi ro địa chính trị được hỗ trợ bởi lo ngại về một cuộc xung đột ngày càng lan rộng ở Trung Đông sau một cuộc tấn công bằng tên lửa vào Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng.

Thêm vào đó, về nhu cầu vật chất, mức tiêu thụ vàng tại Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, đã giảm 5,6% trong nửa đầu năm nay do nhu cầu về đồ trang sức bằng vàng giảm 26,7% trong bối cảnh giá cao. Tuy nhiên, nhu cầu mua vàng thỏi và tiền vàng lại tăng vọt 46%.

Nhà phân tích độc lập Ross Norman cho biết, giá tại Trung Quốc đã giảm mạnh vào tuần trước, thấp hơn giá quốc tế, phản ánh sự sụt giảm mạnh trong lượng người mua trang sức trước tình hình giá cả tăng cao.

Tại Ấn Độ, một quốc gia tiêu thụ vàng lớn khác, nhu cầu về đồ trang sức, vàng thỏi và vàng xu có thể tăng 50 tấn vào nửa cuối năm 2024 sau khi thuế nhập khẩu vàng của nhà nước giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm vào tuần trước, theo Hội đồng Vàng Thế giới.

Tuần này, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục chú ý đến quyết định của Ngân hàng Nhật Bản vào thứ Tư, tiếp theo là cuộc họp của Ngân hàng Anh vào thứ Năm.

Với giá vàng trong nước ổn định và giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco ở mức 2.384,7 USD/ounce (tương đương gần 73,2 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 6,3 triệu đồng/lượng.  

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/8191826034210414/