Bích Ngọc ·
46 tuần trước
 10286

Giá vàng hôm nay (ngày 4/1) bao nhiêu một lượng?

Giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, vàng SJC, DOJI, PNJ hôm nay tăng hay giảm? Giá vàng hôm nay bao nhiêu một lượng?

Giá vàng trong nước hôm nay bao nhiêu?

Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 72,40 triệu đồng/lượng mua vào và 75,50 triệu đồng/lượng bán ra.

Tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 72,50 – 75,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Còn giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 72,60 – 75,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 72,50 – 75,70 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Được biết, giá vàng miếng thương hiệu PNJ đã được điều chỉnh tăng 500.000 đồng ở cả 2 chiều lên lần lượt 73 triệu đồng/lượng mua vào và 76 triệu đồng/lượng bán ra.

Trong khi đó, Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh tăng giá vàng miếng 1,5 triệu đồng ở chiều mua vào và 500.000 đồng ở chiều bán ra lên lần lượt 72,6 triệu đồng/lượng và 75 triệu đồng/lượng. 

Giá vàng thế giới hôm nay bao nhiêu?

Rạng sáng hôm nay giá vàng giao ngay giảm 17,4 USD (xuống 2.041,3 USD/ounce). Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.049,5 USD/ounce, giảm 23,7 USD so với rạng sáng qua.

Giá vàng thế giới giảm với mức giảm hằng ngày lớn nhất trong 3 tuần khi biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công bố cho thấy sự không chắc chắn về thời điểm cắt giảm lãi suất.

Theo biên bản, các quan chức Fed dường như ngày càng tin rằng lạm phát đang được kiểm soát, với “rủi ro tăng giá” giảm bớt và mối lo ngại ngày càng tăng rằng chính sách tiền tệ “hạn chế quá mức” có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế. Du vậy, biên bản lưu ý rằng Fed sẽ không vội nới lỏng chính sách tiền tệ.

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ đợi một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ trong tuần này, bao gồm cả báo cáo bảng lương phi nông nghiệp sẽ được công bố vào thứ Sáu.

Ngoài ra, những diễn biến tại Trung Đông cũng được giới đầu tư quan tâm. Các chuyên gia cho rằng, vàng có thể chứng kiến nhu cầu trú ẩn tăng cao nếu tình hình trở nên căng thẳng hơn.

Với giá vàng trong nước tăng và giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco ở mức 2.041,3 USD/ounce (tương đương gần 60,4 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng trên 15 triệu đồng/lượng. 

Vàng được dự báo cao chưa từng có trong năm 2024

Mike McGlonem - Chiến lược gia hàng hóa cấp cao của Bloomberg Intelligence cho rằng, khi các điều kiện kinh tế vĩ mô tiếp tục xấu đi, giá vàng có thể sẽ đạt mức cao mới vào năm 2024 và thậm chí có khả năng đạt 3.000 USD (tương đương 89,5 triệu đồng/lượng).

Khi đó, nếu thêm khoản chênh khoảng 15 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng SJC trong nước sẽ đạt gần 105 triệu đồng/lượng.

McGlone lưu ý rằng sự xuất hiện của vàng ở đầu danh sách hiệu suất vĩ mô hàng năm của Bloomberg Intelligence trong khi chỉ số hàng hóa giao ngay của Bloomberg ở dưới cùng cho thấy thị trường đang trên đường hướng tới suy thoái kinh tế toàn cầu.

Theo McGlone, tín hiệu suy thoái toàn cầu khác là năng lượng nằm ở cuối bảng điểm hiệu suất hàng năm trong lĩnh vực hàng hóa và kim loại quý ở trên cùng. 

Để chứng minh cho khả năng vàng đạt được mức giá 3.000 USD/ounce trong năm 2024, McGlone chỉ ra hiệu suất của mặt hàng này so với chỉ số chứng khoán tầm rộng S&P 500 của Mỹ trong ba thập kỷ rưỡi qua.

Theo đó, biểu đồ trong 35 năm qua cho thấy, chỉ số S&P 500 và vàng có tiềm năng hội tụ ở mức 3.000. Và vàng chỉ chịu áp lực ngược trong năm 2024 nếu lãi suất của các nước (trong đó có Mỹ) và giá cổ phiếu vẫn tăng. 

Tuy nhiên, đây là điều khó xảy ra. Fed đã phát tín hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ sau 11 lần tăng lãi suất kể từ tháng 3/2022. Trong khi đó, nhiều chỉ số chứng khoán Mỹ đang ở đỉnh lịch sử, nhiều khả năng sẽ chịu áp lực giảm.

Song, một yếu tố có thể cản trở đà đi lên của vàng là việc ngân hàng trung ương các nước hạn chế mua vàng sau khi đã mua mạnh trong thời gian qua và đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục.

Hội đồng Vàng thế giới (WGC) gần đây cũng đưa ra dự báo cho rằng, căng thẳng địa chính trị gia tăng ở nhiều khu vực trên thế giới và xu hướng mua vào của các ngân hàng trung ương là 2 trong nhiều động lực khiến nhu cầu vàng tiếp tục tăng trong năm 2024. 

Các chuyên gia của Ngân hàng ANZ dự báo giá vàng sẽ lên 2.200 USD/ounce trong năm 2024. Còn quỹ WisdomTree dự báo mặt hàng kim loại quý sẽ chinh phục mốc 2.300 USD/ounce.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/7256712861055074/?