Giá xăng dầu thế giới hôm nay 5/9
Ghi nhận vào lúc 9h30 ngày 5/9 (giờ Việt Nam), Dầu Brent giảm 0,059 USD/thùng, tương ứng -0,07% ở mức 88.762 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 4,65 USD/thùng, tương ứng +5,72% ở mức 86.00 USD/thùng.
Giá dầu tiếp tục tăng khi dữ liệu của chính phủ Mỹ cho thấy nguồn cung dầu thô thắt chặt hơn dự kiến, trong khi lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc hạn chế mức tăng.
Giá dầu tiếp đà leo dốc, hướng tới mốc 90 USD/thùng. Tuần trước, giá dầu đã bất ngờ quay đầu bứt tốc sau 2 tuần giảm giá liên tiếp. Đáng chú ý là giá dầu đã chinh phục “đỉnh” mới trong 7 tháng.
Investing cho biết, sự leo dốc không ngừng của giá dầu trong tuần trước, nhất là ở phiên giao dịch cuối cùng của tuần là kết quả của niềm tin ngày càng tăng của thị trường rằng nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện hằng tháng 1 triệu thùng/ngày sang tháng 10, tháng giảm thứ 4 liên tiếp.
Tồn kho dầu thô của Mỹ tiếp tục giảm sâu tuần thứ 3 liên tiếp, tới 10,6 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 25/8, cũng là nhân tố hỗ trợ giá dầu leo dốc mạnh mẽ. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ cũng đã giảm 34 triệu thùng, giảm tuần thứ 5 liên tiếp.
Saudi Arabia đã đi đầu trong nỗ lực hỗ trợ giá. Quốc gia này đã thực hiện cắt giảm sản lượng lớn tự nguyện như một phần của thỏa thuận sản xuất được OPEC+ đồng ý.
Dự kiến, vương quốc này sẽ gia hạn mức cắt giảm tự nguyện 1 triệu thùng/ngày sang tháng 10, tháng cắt giảm thứ 4 liên tiếp. Các thông báo trước đây của Saudi Arabia đã đi trước giá bán chính thức, thường xuất hiện vào tuần đầu tiên của tháng.
Trong khi đó, Phó thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Moscow đã đồng ý với các đối tác OPEC+ về các điều kiện để tiếp tục cắt giảm xuất khẩu trong tháng 10. Chi tiết về thỏa thuận sẽ được tiết lộ trong tuần này.
Nhà phân tích Craig Erlam của OANDA cho biết, Saudi Arabia và Nga có thể rút lại việc cắt giảm bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, Erlam cho biết “không thể tưởng tượng rằng họ (Saudi Arabia và Nga) sẽ vội vàng” bởi việc đó tiềm ẩn đầy nguy cơ khiến giá giảm trở lại.
Theo CNBC, các nhà giao dịch và nhà đầu tư thường coi những thay đổi trong tồn kho của Mỹ là đại diện cho những thay đổi trong cán cân sản xuất-tiêu thụ toàn cầu, đồng thời giá giao ngay và chênh lệch giá có thể tăng nếu tồn kho liên tục cạn kiệt.
Một yếu tố khác cũng tác động không nhỏ đến sự tăng của giá dầu tuần trước là sự trượt giá của đồng USD ở giữa tuần. Đồng USD giảm sau khi dữ liệu kinh tế Mỹ mới công bố cho thấy bảng lương tư nhân tăng ít hơn so với dự kiến trong tháng 8. Dữ liệu này góp phần củng cố niềm tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách ngày 19 và 20/9 và Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ kết thúc chu kỳ thắt chặt chính sách lãi suất.
Investing cho biết, giá dầu đã phục hồi; xu hướng tăng giá của dầu thô có thể kéo dài tạm thời bằng việc OPEC cố gắng đưa giá dầu Brent vượt mốc 90 USD/thùng nhờ sự giảm sản lượng của Saudi Arabia và Nga.
Tuy nhiên, theo John Kilduff, đối tác tại Again Capital ở New York, “nhu cầu luôn là yếu tố thúc đẩy lớn hơn nguồn cung”. Kilduff nhận xét, “Trung Quốc vẫn chưa mua đủ và Iran đang xuất khẩu nhiều dầu hơn”.
Giá xăng dầu hôm nay 5/9 (Ảnh minh họa).
Trong khi đó, Ả Rập Saudi và Nga dự kiến tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu cung ứng thị trường mỗi ngày. Với Ả Rập Saudi, nước này dự kiến sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 1 triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào tháng 10, kéo dài hạn chế nguồn cung do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, được gọi chung là OPEC +, để hỗ trợ giá.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết vào ngày thứ Năm (31/08) rằng nước Nga, nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 thế giới, cũng đồng thuận với các đối tác OPEC+ về việc cắt giảm xuất khẩu dầu.
Dữ liệu của Chính phủ Mỹ vào ngày thứ Tư (30/08) cho biết dự trữ dầu thô tại Mỹ sụt 10.6 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn rất nhiều so với dự báo. Dự trữ dầu thô thương mại đã giảm 34 triệu thùng kể từ giữa tháng 7/2023.
Nhà đầu tư thường xem những thay đổi dự trữ dầu thô tại Mỹ là một chỉ báo về sự thay đổi cân bằng sản xuất – tiêu thụ toàn cầu, đồng thời giá giao ngay và chênh lệch giá có thể tăng nếu dự trữ liên tục giảm.
ANZ cho biết: "Những dấu hiệu về nhu cầu mạnh mẽ cũng được thể hiện rõ trên thị trường, với nhu cầu xăng cao hơn lần đầu tiên trong 3 tuần".
Giá xăng dầu trong nước
Theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng dầu trong nước từ 15h30 ngày 11/8.
Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng E5 RON 92 tăng 517 đồng/lít, lên 23.339 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 608 đồng/lít, lên 24.601 đồng/lít. Tuy nhiên tại kỳ điều hành này, giá dầu diesel giảm nhẹ 71 đồng/lít xuống còn 22.354 đồng/lít. Đối với dầu hỏa lại tăng 420 đồng/lít lên 22.309 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S tăng 313 đồng/kg lên 17.981 đồng/kg.
Như vậy, giá xăng có đợt tăng giá lần thứ 5 liên tiếp từ đầu tháng 7 đến nay. Sau thay đổi hôm nay, giá xăng RON 95-III hiện ngang với ngưỡng hồi tháng 10/2021.
Tại kỳ điều hành hôm nay, liên Bộ tiếp tục không trích lập và dừng chi từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính tới tháng 7, quỹ này đang dư 7.438 tỷ đồng. Vì thế, cơ quan quản lý đã ngừng trích lập vào quỹ này từ kỳ điều hành đầu tháng 7 đến nay.
Liên Bộ Công Thương - Tài chính cho biết, thị trường xăng dầu thế giới 10 ngày qua tăng, giảm đan xen do chịu tác động từ tăng giá đồng USD, dự trữ dầu thô của Mỹ giảm và Trung Quốc dùng dầu dự trữ để ngăn OPEC+ giảm nguồn cung. Việc này đã đẩy giá xăng thành phẩm vượt 100 USD mỗi thùng.
Bình quân giá thành phẩm với xăng RON 92 (loại dùng pha chế xăng E5 RON 92) tăng 3,14%, lên mức 102,76 USD một thùng; RON 95 cũng tăng gần 3%, lên 108,38 USD một thùng. Tương tự, dầu hỏa cũng tăng gần 2,4%, còn diesel quay đầu giảm 0,3%, về 116,72 USD mỗi thùng.
Bảng giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |
---|---|---|
Xăng RON 95-V | 25.030 | 25.530 |
Xăng RON 95-III | 24.600 | 25.090 |
Xăng E5 RON 92-II | 23.330 | 23.790 |
DO 0,001S-V | 22.880 | 23.330 |
DO 0,05S-II | 22.350 | 22.790 |
Dầu hỏa 2-K | 22.300 | 22.740 |
Giá xăng dầu trong nước tăng lần thứ 6 liên tiếp?
Vì kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 1-9 trùng với kỳ nghỉ lễ nên việc điều hành giá xăng dầu được rời sang ngày mai (5-9), ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ.
Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu gần đây có xu hướng tăng cao. Tuần qua, giá xăng dầu thế giới đánh dấu tuần tăng mạnh sau 2 tuần giảm liên tiếp. Giá của 2 loại dầu chuẩn kết tuần qua đã lên mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Tính chung trong cả tuần qua, giá dầu Brent tăng 5,5% và giá dầu WTI tăng 7,2%.
Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu gần đây có xu hướng tăng cao. Tuần qua, giá xăng dầu thế giới đánh dấu tuần tăng mạnh sau 2 tuần giảm liên tiếp. Giá của 2 loại dầu chuẩn kết tuần qua đã lên mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Tính chung trong cả tuần qua, giá dầu Brent tăng 5,5% và giá dầu WTI tăng 7,2%.
Còn tính trong cả tháng 8, giá dầu WTI đã tăng 2,2%, giá dầu Brent tăng 1,5%. Tháng vừa qua cũng đánh dấu chuỗi tăng tháng thứ 3 liên tiếp.
Một số doanh nghiệp đầu mối và doanh nghiệp bán lẻ cho biết, với diễn biến giá dầu thế giới như hiện nay, nhiều khả năng trong kỳ điều hành tới, giá bán lẻ xăng dầu trong nước sẽ được Liên Bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh 350 - 650 đồng/lít.
Theo đại diện một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, do giá dầu thế giới tiếp tục tăng cao, giá xăng thành phẩm tại Singapore cũng tăng nên giá xăng trong nước có thể tăng theo xu hướng của giá xăng dầu thế giới, giá xăng trong nước có thể tăng từ 380-490 đồng/lít tùy loại, còn giá dầu có khả năng tăng từ 350-650 đồng/lít. Trong trường hợp liên Bộ Công Thương - Tài chính trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá bán lẻ xăng dầu trong nước vào ngày mai có thể tăng cao hơn.
Nếu đúng như dự báo, giá xăng dầu trong nước sẽ tăng lần thứ 6 liên tiếp vào kỳ điều hành ngày 5/9.