Ngọc Lan ·
24 tuần trước
 6779

Hà Nội và TP.HCM nằm trong top 15 thành phố tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, cơ chế DPPA có ý nghĩa quan trọng, mang tính cách mạng, nhất là trong việc khuyến khích, thu hút đầu tư và phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Mới đây, Savills Việt Nam đã có báo cáo chỉ số trung tâm tăng trưởng (The Growth Hubs Index) - một chỉ số đi kèm với chỉ số thành phố thích ứng (Savills Resilient Cities Index).

Bảng xếp hạng top 15 thành phố tăng trưởng theo chỉ số thành phố thích ứng. (Ảnh: Savills Research)

Chỉ số này có vai trò dự báo các khía cạnh kinh tế của 230 thành phố cho đến năm 2033 để xác định các thành phố phát triển nhanh nhất. Phân tích này chỉ tập trung vào nhóm các thành phố có GDP năm 2023 từ 50 tỷ USD trở lên.

Theo báo cáo, Bengaluru ở Ấn Độ dẫn đầu nhóm thành phố tăng trưởng, tiếp theo là TP.HCM của Việt Nam, Hà Nội đứng vị trí thứ 6.

Ông Troy Griffiths - Phó Giám đốc Điều hành tại Savills Việt Nam cho biết, Việt Nam có hai thành phố lọt vào top 15 Trung tâm Tăng trưởng hàng đầu. Kết quả dự báo mạnh mẽ của TP.HCM được thúc đẩy bởi sự gia tăng lớn nhất về số lượng hộ gia đình thu nhập cao. Triển vọng phát triển của Hà Nội dựa trên sự gia tăng tài sản cá nhân và tầng lớp trung lưu đang mở rộng.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phân tích Việt Nam đang tiếp tục đặt nền móng để gặt hái những lợi ích từ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ trong thập kỷ tới thông qua những thay đổi đột phá về cơ sở hạ tầng, quy định và quy hoạch. Khoảng 6% GDP được dành cho cơ sở hạ tầng - mức cao nhất so với các quốc gia khác trong khu vực.

Đây là nguồn ngân sách dành cho các dự án như Sân bay quốc tế Long Thành, phía đông TP.HCM, cũng như hàng nghìn km đường bộ và cảng biển nước sâu mới.

Chính phủ cũng có kế hoạch trị giá 134,7 tỷ USD để giảm sự phụ thuộc vào than và đã thông qua các luật mới với tốc độ nhanh chóng để thúc đẩy khả năng cạnh tranh, quản trị và công bằng xã hội của đất nước.

Kết quả là một cơ sở sản xuất công nghệ đang phát triển được hỗ trợ bởi đầu tư từ Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc, cũng như các công ty châu Âu đảm bảo chuỗi cung ứng của họ ra khỏi châu Á.

Cũng theo ông Troy Griffiths, Việt Nam đã chuyển đổi từ sản xuất truyền thống với sàn nhà đất, với các công ty chỉ tìm kiếm chi phí lao động thấp hơn, sang một quốc gia công nghệ cao, chuyên sâu hơn, với ngành sản xuất tay nghề cao. Những hoạt động này đang mang đến giá trị lâu dài và đang tạo ra một nền kinh tế lớn hơn.

“Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ thay đổi bức tranh công nghiệp của đất nước. Cùng với các dự án mới này, quỹ đất cũng sẽ được dành riêng cho phát triển nhà ở, cùng các dịch vụ và tiện ích hỗ trợ”, ông Troy Griffiths nhận định.