Tạ Nhị ·
1 năm trước
 3537

Hướng dẫn lập ĐTM đối với dự án khai thác khoáng sản

Nhằm hạn chế và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm như hiện nay, pháp luật đã có quy định phải lập ĐTM đối với dự án khai thác khoáng sản trước khi đi vào vận hành.

Thực tế ngành khai thác khoảng sản ở nước ta

Hoạt động khai thác đóng góp to lớn vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội với vị trí thứ 3 của tăng trưởng GDP. Các hoạt động khai thác khoáng sản ngày càng diễn ra mạnh mẽ, với điều kiện tự nhiên thuận lợi với nguồn khoáng sản dồi dào thúc đẩy quá trình khai thác, mở rộng quy mô và diện tích tại một số cơ sở, doanh nghiệp.

Các hoạt động khai thác khoáng sản phát sinh một lượng bụi, nước thải với khối lượng lớn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc khai thác khoáng sản thiếu hiệu quả đã gây ra tác động xấu đến cảnh quan, hình thái môi trường, phát tán nhiều chất thải, ô nhiễm nguồn nước,… gây mất cân bằng sinh thái trở thành vấn đề cấp bạch không chỉ đối với xã hội mà cả nền kinh tế cũng ảnh hưởng theo.

Ảnh minh hoạ.

Đối tượng lập ĐTM dự án khai thác khoáng sản

Căn cứ vào mục 33 của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có quy định đối tượng lập ĐTM dự án khai thác khoáng sản cụ thể:

- Dự án khai thác khoáng sản bao gồm dự án khai thác có công đoạn làm giàu khoáng sản

- Dự án khai thác khoáng sản rắn gồm cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển.

- Dự án thuộc đối tượng lập đánh giá tác động môi trường xung quanh bờ, bãi sông có quy định trong Luật tài nguyên nước

Đối với khoáng sản rắn có quy mô: Khối lượng mỏ khoáng sản, đất đá thải từ 50.00m3/năm trở lên; Khối lượng mỏ khoáng sản, đất đá thải từ 1.000.000 m3 nguyên khối trở lên.

Cũng theo Nghị định 40 các đối tượng lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường gồm: Dự án khai thác khoáng sản đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau ngày 01/07/2019; Các cơ sở khai thác khoáng sản đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường trước ngày 01/07/2019 nhưng chưa có phương án được phê duyệt.

Quy trình lập ĐTM dự án khai thác khoáng sản

- Các dự án phải tìm hiểu chi tiết về sự án với các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khí tượng thuỷ văn,.. để tiến hành thu thập, tổng hợp những thông tin liên quan đến dự án khai thác khoáng sản.

- Thu thập và phân tích các mẫu nguồn ô nhiễm, đất, nước, không khí và đem đi thí nghiệm tại phòng thí nghiệm.

- Đánh giá, xác định nguồn gây ô nhiễm từ các dự án sản xuất, tiến hành phân loại chất thải trước và sau khi dự án kết thúc.

- Xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến nguồn tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội,… xung quanh khu vực khai thác khoáng sản.

- Đề xuất giải pháp, phương án hạn chế mức độ ô nhiễm.

- Đề xuất biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.

- Tiến hành tham vấn ý kiến của UBND cấp xã và cộng đồng dân cư quanh khu vực dự án có tác động.

- Chuẩn bị hồ sơ và trình nộp lên cơ quan chức năng.

- Chờ và nhận phê duyệt đánh giá tác động môi trường.

Hồ sơ cần chuẩn bị

- 01 bản đề nghị phê duyệt ĐTM dự án khai thác khoáng sản

- 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường

- 01 bản dự án đầu tư

- Số lượng cần chuẩn bị: 01 bộ hồ sơ.

Cơ quan thẩm định ĐTM

- UBND cấp tỉnh có trách nhiệm đối với dự án trên địa bàn của mình

- Bộ Tài nguyên và Môi trường áp dụng đối với dự án thuộc địa phận 2 tỉnh trở lên.