Bích Ngọc ·
3 ngày trước
 9729

Khối ngoại bán ròng hơn 900 tỷ đồng trong phiên ngày 24/6

Không chỉ áp lực xả bán từ nhà đầu tư trong nước mà khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng mạnh với giá trị đạt hơn 900 tỷ đồng, trong đó riêng FPT đã chiếm đến gần 70%.

Trên sàn giao dịch HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 97,94 triệu đơn vị với tổng giá trị 2.458,44 tỷ đồng, về khối lượng tăng 6,25 và 1,31% về giá trị so với phiên cuối tuần trước (ngày 21/6).

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Còn ở chiều ngược lại, khối này bán ra 110,43 triệu đơn vị, giá trị đạt 3.390,74 tỷ đồng, về khối lượng giảm 11,88% và 1,2% về giá trị so với phiên trước.

Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 12,49 triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt tới 932,3 tỷ đồng, giảm 62,32% về khối lượng và 7,29% về giá trị so với phiên trước.

Hôm qua (ngày 24/6), khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh bán FPT với khối lượng bán ròng 4,55 đạt triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt 609,25 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các mã bị bán ròng mạnh khác gồm: NLG đạt 76,77 tỷ đồng, SSI đạt hơn 58 tỷ đồng, VPB đạt 54,55 tỷ đồng, VRE đạt hơn 52 tỷ đồng, HDB đạt 51,47 tỷ đồng…

Trái lại, được mua ròng mạnh nhất là cổ phiếu POW với khối lượng 3,76 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 55,33 tỷ đồng. Tiếp đó là VNM được mua ròng 52,67 tỷ đồng, các mã còn lại đều được mua ròng trên dưới 40 tỷ đồng.

Còn trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại đã mua vào 2,51 triệu đơn vị, giá trị đạt 99,64 tỷ đồng, đạt xấp xỉ về lượng và tăng 22,86% về giá trị (so với phiên trước).

Ở chiều ngược lại, khối này đã bán ra 2,32 triệu đơn vị với giá trị bán ra đạt 76,36 tỷ đồng, giảm 43% về lượng và 34% về giá trị so với phiên trước.

Do đó, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 197.840 đơn vị, giá trị mua ròng đạt 23,28 tỷ đồng. Trong khi phiên trước đó bán ròng 1,53 triệu đơn vị với giá trị bán ròng đạt 34,57 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, cổ phiếu IDC được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị đạt 23,52 tỷ đồng (tương đương khối lượng mua ròng đạt 385.250 đơn vị). Tiếp đó là PVS được mua ròng 15,73 tỷ đồng (tương đương khối lượng mua ròng đạt 380.950 đơn vị).

Trái lại, khối này đã bán ròng mạnh nhất cổ phiếu VCS với giá trị đạt 5,09 tỷ đồng (tương đương khối lượng bán ròng đạt 63.750 đơn vị).

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào 588.340 đơn vị với giá trị đạt 69,72 tỷ đồng, giảm 66% về lượng thế nhưng lại tăng 3,24% về giá trị so với phiên trước đó.

Ngược lại, khối này bán ra 850.560 đơn vị, giá trị đạt 69,5 tỷ đồng, giảm 47,96% về lượng nhưng lại tăng 9,04% về giá trị so với phiên trước.

Vì vậy, phiên này khối ngoại bán ròng 262.220 đơn vị, trong khi phiên trước đó mua ròng 95.760 đơn vị; tổng giá trị mua ròng 0,22 tỷ đồng (giảm 94,2% so với phiên trước).

Hôm nay, cổ phiếu MCH được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị đạt 21,85 tỷ đồng (tương đương khối lượng mua ròng đạt 100.600 đơn vị). Các cổ phiếu còn lại đều được mua ròng dưới 1 tỷ đồng.

Trong khi đó, bị bán ròng mạnh nhất là cổ phiếu ACV với giá trị đạt 11,28 tỷ đồng (tương đương khối lượng bán ròng đạt 87.550 đơn vị). Tiếp đó là LTG bị bán ròng 5,18 tỷ đồng (230.510 đơn vị) và QNS bị bán ròng 3,15 tỷ đồng…

Tính chung trên toàn thị trường trong phiên ngày 24/6, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 12,55 34,56 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 908,8 tỷ đồng, giảm 63,7% về lượng và 16,34% về giá trị so với phiên giao dịch cuối tuần trước ngày 21/6 (bán ròng 1.086,34 tỷ đồng).

Theo ông Trần Lâm Bình - chuyên gia phân tích từ Học viện New World Education, nhịp rơi tự do của thị trường trong phiên hôm nay không quá bất ngờ.

Trên thực tế, từ cuối tuần trước, thị trường chứng khoán đã liên tục xuất hiện một số tin tức tiêu cực chẳng hạn như việc MSCI chưa đưa Việt Nam vào danh sách nâng hạng, khối ngoại duy trì đà bán ròng giá trị lớn, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới gây áp lực lên tỷ giá cũng như động thái chốt lãi các cổ phiếu đã tăng ấn tượng thời gian qua.

Đồng thời, thông tin SK Group của Hàn Quốc có kế hoạch thoái vốn khỏi 2 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng đã phản ánh xu hướng rút lui của nhà đầu tư nước ngoài khỏi các thị trường mới nổi và cận biên vẫn tiếp tục. Sự kiện này làm ảnh hưởng cục bộ đến 2 cổ phiếu trụ và tác động gián tiếp lên chỉ số.

Tuy vây, vị chuyên gia này vẫn cho rằng đây là đợt điều chỉnh tích lũy lực cầu trong xu hướng tăng trung - dài hạn thay vì là một đợt đảo chiều vào xu hướng giảm.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/7996714980388188