Ngọc Lan ·
8 tuần trước
 8637

Lượng khí thải CO2 từ ngành năng lượng năm 2023 lập đỉnh mới

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa cho biết, lượng khí thải toàn cầu từ năng lượng đã tăng 410 triệu tấn, cao hơn 1,4% so với mức trước đại dịch và tương đương 1,1% lên 37,4 tỷ tấn vào năm 2023.

Reuters ngày 1/3 dẫn báo cáo của IEA thông tin, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) liên quan đến năng lượng toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái, một phần do việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng ở các quốc gia nơi hạn hán cản trở sản xuất thủy điện.

Lượng phát thải CO2 liên quan đến ngành năng lượng trong năm 2023 tăng 410 triệu tấn so với năm trước đó, lên mức cao kỷ lục 37,4 tỷ tấn. Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn so với mức tăng 490 triệu tấn ghi nhận năm 2022.

IEK đánh giá đây là một trong những kết quả tích cực trong việc tăng tăng cường sử dụng công nghệ sạch. Nếu không có sự nỗ lực trên mức tăng lượng phát thải CO2 liên quan đến ngành năng lượng trên toàn cầu trong 5 năm qua sẽ cao gấp 3 lần so với con số 900 triệu tấn đã ghi nhận. 

Lượng khí thải toàn cầu từ năng lượng đã tăng 410 triệu tấn.

Báo cáo cho biết các động thái nhằm thay thế việc sản xuất thủy điện bị mất do hạn hán khắc nghiệt chiếm khoảng 40% mức tăng phát thải, tương đương 170 triệu tấn CO2. Nếu không có hiệu ứng này, lượng khí thải từ ngành điện toàn cầu sẽ giảm vào năm 2023. 

Tại Liên minh Châu Âu, lượng khí thải từ năng lượng đã giảm gần 9% trong năm ngoái do sự gia tăng sản xuất năng lượng tái tạo và sự sụt giảm trong cả sản xuất điện than và khí đốt. 

Trong khi đó, lượng khí thải từ năng lượng của Trung Quốc đã tăng 5,2%, với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng khi nước này phục hồi sau các đợt đóng cửa liên quan đến COVID-19. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đóng góp khoảng 60% lượng bổ sung năng lượng mặt trời, năng lượng gió và xe điện trên toàn cầu vào năm 2023.

Các nhà khoa học còn nhận định, việc cắt giảm lượng khí thải CO2, chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch là vô cùng cần thiết trong những năm tới để đạt được các mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu nhanh chóng.

IEA cho biết trong một báo cáo: “Còn lâu mới giảm nhanh chóng – như yêu cầu để đáp ứng các mục tiêu khí hậu toàn cầu đặt ra trong Thỏa thuận Paris – lượng khí thải CO2 đã đạt mức cao kỷ lục mới”.

Tổng Thư ký WMO Celeste Saulo khẳng định, hiện tượng El Nino đến và đi từ năm này qua năm khác nhưng biến đổi khí hậu trong thời gian dàu và ngày một trầm trọng hơn do là con người. Chính vì thế thế giới cần nỗ lực để giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế sự nóng lên toàn cầu và các hiện tượng thời tiết cực đoan.