Bích Ngọc ·
1 năm trước
 6152

Một ngân hàng chào bán 32,9 triệu trái phiếu, đó là ngân hàng nào?

Ở kỳ tính lãi đầu tiên, trái phiếu kỳ hạn 7 năm được LPBank áp dụng lãi suất 9,6%/năm và kỳ hạn 10 năm có lãi suất 9,9%/năm, được biết con số này cao hơn lãi suất huy động ngân hàng niêm yết.

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) chào bán trái phiếu ra công chúng năm 2022 đợt 2.

Theo đó, tổng cộng ngân hàng này sẽ chào bán gần 32,93 triệu trái phiếu có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, tương ứng là 3.293 tỷ đồng. Trong đó, bao gồm hơn 29,4 triệu trái phiếu LPB7Y202203 với kỳ hạn 7 năm và gần 3,5 triệu trái phiếu LPB10Y202204 với kỳ hạn 10 năm.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Được biết đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không có bảo đảm và không kèm theo chứng quyền, cũng là nợ thứ cấp, thỏa mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 của nhà băng này.

Trái phiếu có lãi suất áp dụng là lãi suất thả nổi, được tính bằng lãi suất tham chiếu (là bình quân lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng VND có kỳ hạn 12 tháng và trả lãi cuối kỳ được niêm yết của BIDV, Vietinbank, Agribank, Vietcombank tại ngày xác định lãi suất) cộng biên độ.

Theo đó lãi suất của loại kỳ hạn 7 năm là lãi suất tham chiếu cộng với biên độ 2,8%/năm, lãi suất loại kỳ hạn 10 năm là lãi suất tham chiếu cộng với biên độ 3,1%/Trong kỳ tính lãi đầu tiên,  trái phiếu kỳ hạn 7 năm được LPBank áp dụng lãi suất 9,6%/năm hạn 10 năm là 9,9%/năm. so với lãi suất huy động tiền gửi cao nhất mà LPBank đang niêm yết, mức lãi suất này cao hơn khoảng 1,7 – 2 điểm %.

Theo dự kiến, thời gian chào bán là trong quý II và quý III/2023. Đối với nhà đầu tư cá, số lượng đặt mua tối thiểu là 200 trái phiếu (tương đương 20 triệu đồng) và đối với nhà đầu tư tổ chức là 10.000 trái phiếu (tương đương 1 tỷ đồng).

Nếu như trong đợt 2 chưa thể chào bán hết khối lượng trái phiếu dự kiến thì sẽ được chuyển sang đợt 3 phần chưa bán hết.

Để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng đối với các dự án trung dài hạn trong quý II và quý III/2023, số vốn tăng huy động được từ trái phiếu sẽ được LPBank bổ sung nguồn vốn huy động trung dài hạn. Trong đó, được dùng để cho Nông nghiệp Nông thôn và tiêu dụng là hơn 3.106 tỷ đồng và số còn lại được dùng để cho vay lĩnh vực thương mại và lương thực, thực phẩm.

LPBank kinh doanh ra sao?

Về tình hình kinh doanh, ngân hàng báo lãi trước thuế quý I/2023 đạt 1.566 tỷ đồng, so với cùng kỳ giảm 12,8%.

Trong đó, thu nhập lãi thuần là khoản thu nhập chính giảm 3,5% so với cùng kỳ (đạt 2.774 tỷ đồng). Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác lỗ 11,5 tỷ, trong khi đó cùng kỳ lãi 191 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, hoạt động kinh doanh ngoại hối mang về 145 tỷ đồng lãi thuần (cùng kỳ lỗ gần 15 tỷ đồng), nhờ tăng thu từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay 37 tỷ đồng. Tuy chỉ lãi vỏn vẹn 40 triệu đồng thế nhưng hoạt động chứng khoán đầu tư cũng khả quan hơn (cùng kỳ năm trước lỗ tới 9,5 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 4,1% (đạt 226 tỷ đồng). Hoạt động kinh doanh ngoại hối lãi đến 145 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ hơn 14 tỷ đồng).

Tổng tài sản của nhà băng này tính tới ngày 31/3/2023 tăng 2,9% so với đầu năm (lên hơn 337.197 tỷ đồng). Trong đó, cho vay khách hàng đạt 242.116 tỷ đồng, tăng 2,8%. Trong cơ cấu nợ, số dư nợ xấu đã tăng 2,8% (lên 3.522 tỷ đồng), tuy nhiên tỉ lệ nợ xấu vẫn giữ nguyên ở mức 1,5%.

Được biết, LPBank mới đây vừa được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 11.385 tỷ đồng (tương ứng phát hành thêm 1,13 tỷ cổ phiếu) theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 thông qua.

Theo đó, ngân hàng này sẽ phát hành 328,5 triệu cổ phiếu phát hành trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỉ lệ 19%; chào bán cho cổ đông hiện hữu là 500 triệu cổ phiếu và 300 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài, 10 triệu cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Dự kiến vốn điều lệ của LPBank tăng (từ 17.291 lên mức 28.676 tỷ đồng) sau khi hoàn tất các đợt phát hành trên.

Tạ Ngọc