Trịnh Hiền ·
3 năm trước
 1932

Một ngày trên Sao Kim bằng một năm trên Trái Đất?

Sao Kim được ví là ví là "chị em sinh đôi" của Trái Đất. Vì sao lại nói như vậy? Chẳng phải Sao Kim được ví là "địa ngục" sự chết trong khi Trái Đất là "thiên đường" của sự sống hay sao?

Sao Kim, hành tinh láng giềng gần nhất của chúng ta, được gọi là "chị em sinh đôi" với Trái đất vì gần gũi với trái đất nhất cả về kích cỡ, khối lượng, khoảng cách và thành phần hoá học. 

Nhóm nhà khoa học cũng nghiên cứu về độ nghiêng của trục sao Kim và kích cỡ lõi của hành tinh này, quá đó hiểu sâu hơn về hành tinh được ví là "chị em sinh đôi" của Trái Đất. Theo đó, lõi sao Kim cũng có cấu tạo chủ yếu từ sắt và nickel, nhưng hiện vẫn chưa rõ lõi của sao Kim là thể rắn hay thể lỏng. Trục của sao Kim nghiên khoảng 2,64 độ C trong khi trục Trái Đất nghiêng khoảng 23,5 độ C.

Sao Kim

Hình ảnh bề mặt sao Kim do NASA công bố. Ảnh: wsj.com

Thế nhưng trong khi trái đất là thiên đường của sự sống, thì Sao Kim được mô tả như một địa ngục điển hình, với bầu khí quyển đầy mây mù cấu thành từ axit sunfuaric, bao phủ trên một bề mặt sa mạc đá cứng, nóng đến mức có thể làm tan chảy cả chì.

Sao Kim có cấu trúc giống với Trái Đất nhưng kích cỡ nhỏ hơn, với đường kính khoảng 12.000km. Bao trùm hành tinh này là một bầu khí quyển đặc và độc hại, chủ yếu là CO, cùng các đám mây chứa các giọt sulfuric acid, nhiệt độ bề mặt khoảng 471 độ C. Khác với hầu hết những hành tinh khác trong hệ Mặt trời, sao Kim quy theo hướng từ Đông sang Tây.

Chuyến bay của tàu Venus Express mà Cơ quan vũ trụ châu Âu phóng đi năm 2005 giờ đây đang tiết lộ cho chúng ta biết bằng cách nào sao Kim đã trở thành một thế giới chết. Tàu Venus Express đã phát hiện thấy những "tiếng huýt gió" - những sóng radio tần số thấp kéo dài một phần giây và được xem là phát ra từ những vụ phóng điện.

"Chúng tôi xem đây là bằng chứng dứt khoát đầu tiên về sự có mặt của chớp trên sao Kim", nhà nghiên cứu David Grinspoon nói. Ông cũng ngoại suy rằng có khoảng 50 chớp sáng sinh ra trên hành tinh này mỗi giây, bằng khoảng một nửa trên trái đất.

Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature Astronomy cho thấy sao Kim hoàn thành một vòng quay quanh trục trong khoảng thời gian tương đương 243,0226 ngày trên Trái Đất. Điều này đồng nghĩa rằng trên sao Kim, "một ngày" sẽ dài hơn "một năm" vì hành tinh này hoàn thành một vòng quanh Mặt Trời trong khoảng thời gian tương đương 225 ngày ở Trái Đất.

Để có được kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thực hiện 21 lần phóng các sóng vô tuyến về phía sao Kim từ năm 2006 đến năm 2020 nhờ hệ thống ăng-ten Goldstone của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đặt ở sa mạc Mojave, California và nghiên cứu tiếng dội vô tuyến từ sao Kim, để hiểu hơn về những đặc điểm của hành tinh này.