Vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2024, những ngày nóng cực độ đã bao trùm trên nhiều quốc gia ở phía Tây châu Phi. Cả ngày lẫn đêm, nhiệt độ ở đây đều trên 40 độ C, có nơi gần 50 độ. Hàng nghìn người dân Tây Phi đang là nạn nhân của đợt nắng nóng có thể xếp vào hàng tồi tệ nhất trong lịch sử khu vực.
Các quốc gia ở Tây Phi đang đối mặt với thời tiết nắng khắc nghiệp.
Theo báo cáo của Tổ chức Thẩm quyền Thời tiết Thế giới (World Weather Attribution - WWA), nhiệt độ ở 3 quốc gia Niger, Mali và Burkina Faso đã tăng cao nhất nhất trong chu kỳ 200 năm một lần. Mức độ nghiêm trọng của đợt nắng nóng kéo dài đã khiến các nhà khoa học của WWA bắt tay vào tìm hiểu. Họ kết luận rằng, thời tiết nắng nóng gay gắt ở Tây Phi thời gian vừa qua là do sự nóng lên của Trái đất khiến biến đổi khí hậu. Nguyên nhân căn bản là do con người đốt nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện và các hoạt động sản xuất công nghiệp khác.
Bà Clair Barnes, nhà thống kê của WWA cho biết, trong thời kỳ tiền công nghiệp, thế giới không xuất hiện những đợt nắng nóng gay gắt như thế này. Nếu thế giới cứ tiếp tục phát thải nhiên liệu hóa thạch theo quỹ đạo hiện tại mà không nỗ lực giảm khí nhà kính, loài người sẽ phải thường xuyên trải qua những đợt nắng nóng gay gắt như thế nhanh hơn 10 lần, tương đương với 20 năm.
Hiện nay, WWA vẫn chưa thu thập được đầy đủ dữ liệu để có thể xác nhận được con số thương vong do nắng nóng ở Tây Phi. Nhưng theo ước tính, đã có tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ca tử vong liên quan đến nhiệt độ nóng tăng cao. Người già, đặc biệt có hoàn cảnh khó khăn sẽ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất vì thời tiết khắc nghiệp. Tại các quốc gia còn nghèo này, quạt điện và điều hòa không khí là những thứ còn quá xa vời và hạn chế.
Người dân dội nước lên đầu để làm dịu cơn nóng giữa cái nắng oi ả.
Người già có điều kiện sống thấp là đối tượng dễ tử vong nhất.