Thành Phong ·
13 tuần trước
 7787

Ngắm linh vật rồng trên kiến trúc triều Nguyễn

Hình tượng rồng chiếm vị trí trung tâm và có mặt hầu khắp các công trình kiến trúc, điêu khắc Cung đình Huế như cung điện, lăng tẩm, tôn miếu,…

Hình tượng rồng chiếm vị trí trung tâm và có mặt hầu khắp các công trình kiến trúc, điêu khắc Cung đình Huế như cung điện, lăng tẩm, tôn miếu,…

Theo các nghiên cứu, trong nghệ thuật trang trí cung đình Huế, hình tượng rồng chiếm một vị trí chủ đạo trên các công trình kiến trúc, vật dụng hoàng gia, với nhiều kiểu thức trang trí độc đáo, đa dạng bằng những chất liệu khác nhau như gỗ, đồng, pháp lam, khảm, sành sứ…

Các linh vật trong hàng tứ linh được sử dụng trang trí dày đặc trong đời sống cung đình.

Trên những công trình này, hình tượng rồng đại diện cho quyền uy hiện diện ở những nơi trang trọng.

Rồng được suy tôn là biểu tượng của bậc đế vương, gắn liền với hình ảnh của vua, đỉnh cao của quyền uy.

Ngoài tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của đấng Thiên tử, rồng còn là linh vật đứng hàng đầu trong tứ linh "long, lân, quy, phụng".

Điện Kiến Trung sau thời gian trùng tu đã được mở cửa đón khách trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Điện Kiến Trung là một trong những cung điện quan trọng bậc nhất trong Đại Nội Huế. Ở công trình kiến trúc vừa được trùng tu này, hình tượng Rồng cũng xuất hiện uy nghi.

Ngoài công trình kiến trúc, thì bên trong Đại nội Huế, hình tượng rồng còn xuất hiện ở nhiều nơi.