Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 “Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”.
Tại Việt Nam công tác Đánh giá tác động môi trường đã được pháp luật quy định từ khi ban hành Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) đầu tiên vào năm 1993. Trong thời gian qua, Luật Bảo vệ môi trường liên tục được hoàn thiện, có điều chỉnh, bổ sung thông qua việc ban hành các phiên bản Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, 2014, 2020 cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển đặc biệt là trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư phát triển để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Luật BVMT 2014 quy định ánh giá tác động môi trường như một công cụ quản lý môi trường cho suốt vòng đời dự án.
Tuy nhiên, do chỉ là công cụ có tính dự báo nên quy định này đã bộc lộ nhiều bất cập bởi thực tế khi triển khai dự án có nhiều thay đổi.
Tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để khắc phục vướng mắc, bất cập nêu trên, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định đúng vai trò của công cụ ánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thực hiện dự án như quy định đánh giá sơ bộ tác động môi trường đối với các dự án có tác động xấu đến môi trường mức độ cao trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
Sau khi đưa vào vận hành, nhà máy điện rác Nam Sơn sẽ giải quyết được từ 60-70% lượng rác của TP Hà Nội hiện nay.
Đồng thời các dự án này phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn nghiên cứu khả thi. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Việc quản lý dự án, cơ sở khi đi vào vận hành được thay thế bằng công cụ giấy phép môi trường, đăng ký môi trường.
Một bước tiến lớn trong công tác ánh giá tác động môi trường ở Luật Bảo vệ môi trường 2020 là công tác tham vấn cộng đồng trong quá trình ánh giá tác động môi trường được chú trọng và đi vào thực chất hơn khi các quy định về tham vấn trong quá trình lập, thẩm định ánh giá tác động môi trường ngày càng chặt chẽ, thể hiện tính dân chủ, tính nhân văn, tính khoa học như: Quy định trách nhiệm của chủ dự án trong việc tham vấn cộng đồng dân cư ngay từ khi lập báo cáo ánh giá tác động môi trường;
Phải đăng tải báo cáo ánh giá tác động môi trường trên mạng trước thẩm định, phê duyệt báo cáo ánh giá tác động môi trường và công khai quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ánh giá tác động môi trường tại trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định (Bộ TN&MT, Sở TN&MT);
Quy định nội dung tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường bao đã chi tiết hơn gồm tham vấn về: vị trí thực hiện dự án đầu tư, tác động môi trường của dự án đầu tư, biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường, phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
Ngoài ra, Theo Thông tư 02/2022 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường của Bộ TN&MT, nội dung của báo cáo ánh giá tác động môi trường gồm 6 chương chính từ chương 1 Thông tin về dự án tới chương 6 Kết quả tham vấn.
Trong 6 chương nội dung đó thì chương 3 được xem là quan trọng hơn khi đề cập các nội dung: Đánh giá, dự báo tác động môi trường của dự án và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường”.
Bởi đây là mục tiêu quan trọng nhất của Đánh giá tác động môi trường khi phân tích dự báo tác động của dự án và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động đồng thời dự án phải có các phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.