Bàn giao 2 nhà tình nghĩa cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Yên Bái
Ngày 22/4, Tạp chí Kinh tế Môi trường cùng Công đoàn Trụ sở chính Ngân hàng Agribank tổ chức bàn giao hai nhà tình nghĩa trị giá 150 triệu đồng cùng các phần quà cho hai gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
Tham dự buổi lễ, về phía ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái có đồng chí: Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái; đồng chí Đoàn Thị Thanh Tâm – Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái.
Về phía chính quyền địa phương có: Đồng chí Giàng A Thào – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Trạm Tấu; Đồng chí Vũ Lê Chung Anh – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái, huyện Trạm Tấu cùng đại diện Công đoàn Trụ sở chính Agribank, Tạp chí Kinh tế Môi trường trao tặng nhà tình nghĩa cho hai gia đình.
Về phía nhà tài trợ có đồng chí Vũ Quốc Thủy – Phó Chủ tịch Công đoàn Trụ sở chính Agribank; Đồng chí Tạ Quang Khả - Phó Giám đốc Agribank Yên Bái cùng cán bộ Agribank Yên Bái, Agribank chi nhánh Trạm Tấu.
Cùng dự chương trình có PGS. TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường; Nhà báo Nguyễn Tường Quân - Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE) , Ủy viên thường trực Hội đồng biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường; Các cán bộ, phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường và cán bộ, nhân viên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái; Cán bộ chính quyền địa phương xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, cùng đại diện gia đình và bà con nhân dân địa phương.
Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Cụ thể, ngày 12/3, VIASEE đã có văn bản số 03/2023/PC-VIASEE về việc Góp ý cho dự thảo Luật Đất đai 2023 (sửa đổi) gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ban soạn thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Văn bản do PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch VIASEE ký.
Trước đó, ngày 9/3, tại trụ sở VIASEE (tầng 3 Cung Trí thức, số 1 Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã diễn ra buổi Tọa đàm: "Góp ý về các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam".
Buổi Tọa đàm: "Góp ý về các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam" do VIASEE tổ chức ngày 9/3.
Buổi Tọa đàm được VIASEE giao Viện Chính sách Kinh tế Môi trường tổ chức nhằm mục đích huy động trí tuệ, tâm huyết của giới chuyên gia, nhà khoa học để góp ý, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), bảo đảm chất lượng, khoa học, khả thi, đồng bộ, hiệu quả; phản ánh ý chí, nguyện vọng, vì lợi ích nhân dân và tạo không gian, nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.
Xem chi tiết văn bản góp ý về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) TẠI ĐÂY
Tham gia đoàn công tác số 8 thăm quần đảo Trường Sa
Từ ngày 3-9/5/2023, Đoàn công tác số 8 của Quân chủng Hải quân và các địa phương do Chuẩn đô đốc Phan Tuấn Hùng, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân làm trưởng đoàn đã hoàn thành chuyến đi thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-I.
Tham gia đoàn công tác số 8 thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 có ông Hồ Văn Mừng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Nha Trang cùng thành viên các đoàn: Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương; các tỉnh Khánh Hòa, Đăk Nông, Sơn La, Ninh Thuận... Về phía VIASEE có PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội; PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường, Chủ tịch sáng lập Hội.
Đoàn công tác số 8 chụp ảnh lưu niệm.
Được biết, đoàn công tác của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tham gia chuyến công tác huyện đảo Trường Sa lần này gồm 30 đồng chí, cán bộ, đảng viên đại diện cho tổ chức Đảng của các bộ ngành Trung ương do đồng chí Đinh Xuân Tùng, Ủy viên Ban thường vụ, Chánh văn phòng Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương làm Trưởng đoàn.
Vượt quãng đường hơn 1.000 hải lý, đoàn đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang công tác và sinh sống trên đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Cô Lin, Sinh Tồn, Đá Tây A, Trường Sa và Nhà giàn DK-I/7.
Tại đảo Song Tử Tây, Đoàn công tác số 8 đã tổ chức chào cờ và thắp hương tại cột mốc chủ quyền và tương đài Anh hùng dân tộc: Hưng đạo vương – Trần Quốc Tuấn. Thăm và trao quà của Đoàn cho bộ đội hải quân và dân trên đào.
Chuẩn đô đốc Lương Việt Hùng - Trưởng đoàn công tác trao Huy hiệu Chiến sĩ Trường Sa cho PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường, Chủ tịch sáng lập VIASEE.
Tại đảo Sinh Tồn, Đoàn công tác đã tổ chức dâng hương chùa đảo Sinh Tồn, trao quà cho hải quân và dân trên đảo; đi thăm các nhà dân và các lực lượng phối hợp trên đảo (bộ đội Ra đa, đài khí tượng – thủy văn, trạm hải đăng.. đóng trên đảo).
Đoàn công tác số 8 tiếp tục hành trình thăm đảo Đá Tây A. Tại đây, Đoàn cũng có hoạt động trao quà, thắp hương trên cột mốc chủ quyền của đảo, thăm các nhà dân trên đảo và hoạt động canh tác của các chiến sĩ hải quân trên đảo Đảo lớn nhất và đảo cuối cùng Đoàn công tác đến thăm là Thị trấn Trường Sa, nơi có đường bay dài trên 1 km.
PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch VIASEE chụp ảnh lưu niệm.
Tại Thị trấn Trường Sa, Đoàn công tác số 8 đã tổ chức Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trên biển tại Đài tượng niệm của Thị trấn, dân hương tại Đền thờ Bắc Hồ; tổ chức tặng quà cho chiến sĩ và dân trên đảo; thăm các hộ gia đình, các cháu học sinh; thăm chùa.
Điểm cuối cùng Đoàn công tác số 8 đến thăm là nhà giàn DK-1/7 trên bãi Huyền Trân; tuy nhiên do sóng to, gió lớn không vào được nhà giàn nên Đoàn công tác đã làm Lễ tượng niệm các chiến sỹ hải quân hy sinh trên thềm lục địa phía Nam thuộc Vùng 2 Hải quân.
Đến thăm, gặp gỡ, động viên quân dân trên các đảo, nhà giàn, tàu trực, đoàn đã nghe chỉ huy các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng; thăm hỏi, động viên; giao lưu văn nghệ; trao nhiều phần quà ý nghĩa tặng cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên đảo.
Đoàn cũng dự lễ chào cờ Tổ quốc trên đảo Song Tử Tây; dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm liệt sĩ trên đảo Trường Sa; Tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn trên đảo Song Tử Tây; thắp hương các chùa trên đảo; tổ chức Lễ tưởng niệm và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu hy sinh bảo vệ chủ quyền biển, đảo tại vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao và trong khi làm nhiệm vụ trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Các buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, đầy xúc động, thành kính.
Sau 7 ngày hành trình trên biển đến với 6 đảo và nhà giàn DK-I/7, các cơ quan chức năng của Quân chủng, Vùng 4 và Tàu Trường Sa 571 đã tích cực, chủ động làm tốt mọi công tác chuẩn bị, tổ chức chuyến đi và phục vụ đoàn chu đáo.
Tri ân và trao quà nhân dịp ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 tại Hà Nam
Ngày 15/7, Tạp chí Kinh tế Môi trường, đại diện một số nhà tài trợ đã phối hợp với UBND xã Đạo Lý (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) tổ chức chương trình Tri ân “Uống nước nhớ nguồn – Đền ơn đáp nghĩa” nhằm tri ân các thương bệnh binh, người có công trên địa bàn xã.
Tham gia chương trình, về phía Tạp chí Kinh tế Môi trường có PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn chủ tịch VUSTA, Tổng Biên tập; Nhà báo Nguyễn Tường Quân – Phó Chủ tịch VIASEE, Ủy viên Thường trực Ban Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường; Nhà báo Nguyễn Văn Chương – Tổng thư ký; Nhà báo Dương Quang Sơn – Trưởng ban Phóng viên; Ông Vũ Văn Hoàng – Phụ trách Ban Môi trường số.
PGS.TS Trương Mạnh Tiến (thứ 3 từ trái qua), ông Lê Duy Tuấn (thứ 2 từ phải sang) cùng đại diện UBND xã Đạo Lý trao quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn xã.
Về phía chính quyền địa phương có ông Nguyễn Văn Khanh – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã; Ông Phan Thanh Quỳnh – Phó Bí thư Thường trực; Ông Vũ Đức Kha – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã; cùng các thành viên trong ban thường vụ xã Đạo Lý.
Đại diện cho các nhà tài trợ có ông Lê Duy Tuấn - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Kiến trúc và Xây dựng Maxhome.
Đặc biệt còn có đại diện các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Theo đại diện chính quyền địa phương, trên địa bàn xã hiện nay có 157 gia đình thân nhân liệt sỹ, 113 thương binh bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, nhiễm chất động da cam – dioxin.
Hiện nay, trên địa bàn xã có 4,6% hộ nghèo, trong đó có 2,9% hộ nghèo là gia đình chính sách. Do là một xã thuần nông, nên đời sống của các hộ gia đình chính sách trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn, cần sự quan tâm giúp đỡ từ các tổ chức xã hội doanh nghiệp để có thể vượt qua được những khó khăn trong đời sống.
Có nhiều ý kiến đóng góp vào quy hoạch Bauxite tại Tây Nguyên
Ngày 18/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong phê Quy hoạch, Chính phủ xác định rõ mục tiêu đối với một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược trong giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, quy hoạch bauxite là khoáng sản tỉnh Đắk Nông nói riêng, một số tỉnh Tây Nguyên đặc biệt quan tâm.
Đây cũng là vấn đề được VIASEE nghiêm cứu nhiều năm. Vào năm 2020, Hội VIASEE cũng đã có văn bản kiến nghị gửi lên Thủ tướng Chính phủ về những chiến lược và giải pháp khai thác khoáng sản bauxite, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Nhôm tại Tây Nguyên.
VIASEE nhận thấy đây là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược lớn, góp phần tạo ra nguồn thu lớn cho Ngân sách Nhà nước giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
PGS.TS. Lưu Đức Hải, Chủ tịch VIASEE đi khảo sát tại nhà máy Alumin Nhân Cơ Đắk Nông và Alumin Lâm Đồng.
VIASEE đánh giá bauxite là tài nguyên khoáng sản có quy mô trữ lượng lớn và giá trị vào loại lớn nhất hiện nay của nước ta. Ước tính quặng bauxite Tây Nguyên có trữ lượng khoảng 7 tỷ tấn, có khả năng tạo ra 1,7 tỷ tấn Alumin lại có thể khai thác, chế biến thuận lợi hơn vào thời điểm này. Từ thực tế triển khai hoạt động khai thác và chế biến bauxite tại hai nhà máy của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam tại Lâm Đồng và Đắk Nông, VIASEE Việt Nam với sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia về khoáng sản hàng đầu Việt Nam đã nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm thực tiễn để đưa ra những báo cáo khoa học có giá trị, ý nghĩa vận dụng phát triển ngành khai thác bauxite.
Trên cơ sở các thử nghiệm, phân tích và đánh giá nhiều lần, các nhà khoa học của VIASEE đã đưa ra phác thảo Quy trình khai thác và chế biến bền vững đối với quặng bauxite Tây Nguyên.
“Với trữ lượng khoáng sản bauxite lớn như đã nói trên và quy trình công nghệ đã được thử nghiệm thành công tại hai nhà máy alumin Tân Rai, Lâm Đồng và Nhân Cơ, Đắk Nông; chúng ta cần hoàn thiện quy mô khai thác và chế biến Bauxite một cách hiệu quả, khai thác đi đôi với bảo vệ môi trường. Đây chính là thời điểm để nắm lấy cơ hội vàng góp phần phát triển kinh tế đất nước”, VIASEE nhận định.
Với tiềm năng và lợi thế rất lớn từ bauxite Tây Nguyên, VIASEE kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo các Bộ ngành chức năng tiến hành nghiên cứu, thảo luận về vấn đề này. VIASEE sẵn sàng tham gia đóng góp những ý kiến chuyên môn và công trình nghiên cứu khoa học của Hội để xây dựng quy trình khai thác, chế biến bauxite, phát triển ngành công nghiệp nhôm tại Tây Nguyên.
Tổ chức 8 hội thảo, diễn dàn
Tọa đàm Lấy ý kiến góp ý về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Ngày 9/3, tại trụ sở VIASEE (tầng 3 Cung Trí thức, số 1 Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, Hà Nội), VIASEE tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến góp ý về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Tọa đàm với sự tham dự 150 người.
Ý kiến góp ý tại hội nghị, hội thảo, tọa đàm được cơ quan chủ trì tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm tập hợp, tổng hợp gửi về các cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến nhân dân nêu tại Điều 6 Nghị quyết số 671/UBTVQH15 để xây dựng báo cáo lấy ý kiến gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Tại Tọa đàm, các chuyên gia, khách mời đã trình bày tham luận và đưa ra nhiều ý kiến góp ý quan trọng, cụ thể về nhiều vấn đề nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Những ý kiến, tham luận này được Ban Tổ chức tổng hợp lại và gửi đến cơ quan hữu quan ngay sau khi kết thúc Tọa đàm.
Tọa đàm "Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp". Ngày 1/6, tại Hà Nội, Viện Chính sách Kinh tế Môi trường (EEPI) là thành viên của VIASEE ( Sau đây gọi là VESEEA) đồng hành cùng Tạp chí Kinh tế Môi trường và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Tọa đàm "Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam".
Hội thảo có sự tham gia của 200 đại biểu.
Sự kiện này nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2023 với chủ đề "Đánh bại ô nhiễm nhựa" (Beat plastic polution). Tọa đàm "Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam" mang đến nhiều thông điệp môi trường quan trọng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng. Tọa đàm cũng mang lại góc nhìn đa chiều cho các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách về vấn đề giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay dựa trên cách tiếp cận mô hình kinh tế tuần hoàn.
Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7. Sáng 26/7, nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ, Tạp chí Kinh tế Môi trường tổ chức Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa “Trồng cây trồng người – Gieo mầm xanh hạnh phúc” tại Trụ sở VIASEE .
Tọa đàm Tri ân đền ơn đáp nghĩa với chủ đề: “Trồng cây, trồng người – Gieo mầm xanh hạnh phúc” nhằm tri ân các bậc tiền bối, các Anh hùng Liệt sỹ, những người con ưu tú của đất nước đã anh dũng hy sinh trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cống hiến xương máu cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Tham dự Tọa đàm có Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Lê Mã Lương; GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE); PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường; GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Tổng thư ký VIASEE .
Diễn đàn đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam". Chiều 20/9, tại Hà Nội, được sự chỉ đạo của VIASEE , Tạp chí Kinh tế Môi trường phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức chương trình "Diễn đàn đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam". Diễn đàn có sự tham gia của 200 đại biểu.
Đoàn Chủ tịch điều phối Diễn đàn gồm: PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường; TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng BCSI; PGS.TS Trần Đình Thiên - Chuyên gia kinh tế.
Đoàn Chủ tịch điều phối Diễn đàn.
Tham dự chương trình, về phía Ban Tổ chức có PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch VIASEE ; PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Phó Chủ tịch VIASEE ; GS.TS Hoàng Xuân Cơ - Tổng Thư ký VIASEE ...
Về phía khách mời có TS. Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; PGS.TS Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế; TS. Nguyễn Thành Sơn - Chuyên gia năng lượng; PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường; TS. Ngô Đức Lâm - Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Kỹ thuật và Môi trường (Bộ Công Thương); bà TitaThy Nguyen - Chủ tịch Hội đồng Năng lượng Thế giới; TS. George Mathew - CEO Công ty TeamSustain limited; ThS. Nguyễn Hữu Thái Hòa – Chuyên gia kinh tế; TS. Dư Văn Toán - Viện Khoa học Môi trường, Biển và Hải đảo - Bộ Tài nguyên và Môi trường; cùng nhiều đại biểu, đại diện doanh nghiệp, hội, hiệp hội, các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương. Bên cạnh đó, Diễn đàn còn có sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).
Diễn đàn nhằm đưa ra góc nhìn tổng quan và dự báo các kịch bản biến động năng lượng trên thế giới, đồng thời phân tích, làm rõ tác động của khủng hoảng năng lượng đến tăng trưởng toàn cầu và có thể dẫn đến suy thoái kinh.
TS. Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá cao ý nghĩa của "Diễn đàn đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam".
Talk show “Doanh nhân với Hành trình phát triển Kinh tế xanh". Sáng ngày 13/10, Tạp chí Kinh tế Môi trường tổ chức Talk show “Doanh nhân với Hành trình phát triển Kinh tế xanh” tại trụ sở Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (tầng 3, Cung trí thức TP.Hà Nội).
Tham dự Talk show có PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam; PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Chủ tịch sáng lập Hội Kinh tế Môi trường, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường; Ông Nguyễn Văn Tạo - Giám đốc Công ty CP Dịch vụ 3 Sao; Ông Vũ Mạnh Huấn – TGĐ Công ty CP đầu tư BĐS Lộc Phát cùng đông đảo các doanh nhân là hội viên Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.
Talk show được tổ chức nhằm phát huy vai trò, truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội trong việc góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hội thảo "Thực thi cam kết môi trường trong Hiệp định CPTPP ở Việt Nam". Sáng 31/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học "Đánh giá việc thực thi cam kết về môi trường trong Hiệp định CPTPP tại Việt Nam".
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.
Theo đó, thực hiện hoạt động tư vấn phản biện theo nhiệm vụ do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chỉ đạo, VIASEE giao cho Viện Chính sách Kinh tế Môi trường Việt Nam lên kế hoạch thực hiện. Sau khi có sự thống nhất và trao đổi, Viện Chính sách Kinh tế Môi trường Việt Nam đã phối hợp cùng Tạp chí Kinh tế Môi trường tổ chức Hội thảo Khoa học “Đánh giá việc thực thi cam kết về môi trường trong Hiệp định CPTPP tại Việt Nam”. Hội thảo có 100 người tham dự.
Hội thảo "Đánh giá việc thực thi cam kết về môi trường trong Hiệp định EVFTA tại Việt Nam". Sáng 23/11, tại Hà Nội, Viện Chính sách Kinh tế Môi trường Việt Nam và Tạp chí Kinh tế Môi trường (Thuộc VIASEE - VIASEE) tổ chức Hội thảo khoa học: "Đánh giá việc thực thi cam kết về môi trường trong Hiệp định EVFTA tại Việt Nam".
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.
Thực hiện nhiệm vụ do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chỉ đạo, VIASEE giao cho Viện Chính sách Kinh tế Môi trường Việt Nam và Tạp chí Kinh tế Môi trường trực tiếp tổ chức Hội thảo khoa học: "Đánh giá việc thực thi cam kết về môi trường trong Hiệp định EVFTA tại Việt Nam".
Hội thảo được tổ chức nhằm thu thập và lắng nghe các ý kiến phụ vụ cho đề tài khoa học "Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi cam kết về môi trường trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới".
Hội thảo sẽ có sự góp mặt của các nhà khoa học, các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước… nhằm thảo luận, trao đổi và bình luận về các khía cạnh lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề thực thi các cam kết bảo vệ môi trường trong Hiệp định EVFTA tại Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, Hội thảo cũng tập trung vào các nội dung cam kết về bảo vệ môi trường và đánh giá tính tương thích của hệ thống pháp luật Việt Nam với các cam kết tại EVFTA; vấn đề chuyển hóa các quy định quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc nội; cơ chế thực thi cam kết và các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực thi cam kết.
Hội thảo Tiêu dùng xanh – Phát triển bền vững hướng tới Net Zero 2050. Hội thảo Tiêu dùng xanh – Phát triển bền vững hướng tới Net Zero 2050 sẽ được tổ chức vào 8h sáng ngày 29/12 tới đây, tại Nhà văn hóa Thanh thiếu niên TP.HCM (Số 4 Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM).
Hội thảo được tổ chức để làm rõ hơn các chính sách, quy định và nhằm tuyên truyền đến người dân về việc tạo thói quen của mình trong hoạt động mua sắm hàng ngày, mà chủ đề chính là... tiêu dùng xanh, VIASEE đã chỉ đạo Tạp chí Kinh tế Môi trường phối hợp cùng Công ty Cổ phần Đại Việt Hương tổ chức Hội thảo TIÊU DÙNG XANH – PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HƯỚNG ĐẾN NET ZERO 2050.
Hội thảo với sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế môi trường, tiêu dùng bền vững, các chuyên gia pháp lý, các nhà báo am hiểu về lĩnh vực tiêu dùng và các doanh nghiệp đang trực tiếp sản xuất sản phẩm xanh...
Các nội dung dự kiến được trao đổi tại Hội thảo gồm: Ngành sản xuất tiêu dùng chuyển mình theo hướng xanh: Thực trạng và giải pháp bắt buộc; Tiêu dùng xanh nhìn từ các chính sách, quy định hiện hành tại Việt Nam; Tiêu dùng xanh để hướng đến Net Zero 2050; Tiêu dùng xanh, xu hướng tất yếu trên thế giới; Xây dựng chuỗi giá trị xanh phi phát thải như là cốt lõi của mô hình kinh doanh bền vững…
Góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
Cuối tháng 10/2023, VIASEE đã có góp ý vào dự thảo lần 2 luật Địa chất và Khoáng sản. Tạp chí Kinh tế Môi trường xin đăng tải toàn văn nội dung này.
Việc ra đời Luật mới “Địa chất và Khoáng sản” thay cho Luật Khoáng sản là một bước tiến vì khoáng sản là đối tượng chính của hoạt động địa chất. Trong phần góp ý này, VIASEE (thuộc Liên Hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam- VUSTA) không muốn nói về các ưu điểm của Luật đang được soạn thảo mà chỉ muốn góp ý về một số điểm chưa rõ hoặc chưa chính xác trong Dự thảo.
Xem chi tiết văn bản góp ý về dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản TẠI ĐÂY
Khám sàng lọc, phát thuốc và trao quà cho học sinh điểm trường Mầm non Mã Pì Lèng A
Ngày 28/10, Tạp chí Kinh tế Môi trường phối hợp với Đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc tổ chức khám sàng lọc, phát thuốc, trao quà cho các em học sinh tại điểm Trường Mầm non Mã Pì Lèng A, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Với mục đích lan tỏa tình yêu thương, tiếp nối và phát huy truyền thống "Lá lành đùm lá rách", "Thương người như thể thương thân" của dân tộc Việt Nam, chiều ngày 28/10, Tạp chí Kinh tế Môi trường phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc và các mạnh thường quân tổ chức "Chương trình khám sàng lọc, phát thuốc, tặng quà cho học sinh điểm trường Mầm non Mã Pì Lèng A".
Đoàn thiện nguyện chụp ảnh lưu niệm cùng cô trò tại điểm trường Mầm non Mã Pì Lèng A.
Tham dự chương trình có ông Giàng Văn Long – Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc, Nhà báo Dương Quang Sơn – Trưởng Ban Phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường, Nhà báo Nguyễn Huy Bình – Phó Trưởng Ban Phóng viên cùng các thành viên đoàn thiện nguyện.
Giành 6 giải thưởng báo chí
Đạt giải Ba cuộc thi báo chí viết về ngành GTVT. Tuyến bài 5 kỳ với chủ đề: "Giải pháp nào cho bài toán giảm ô nhiễm khí thải phương tiện giao thông tại Việt Nam?" của nhóm tác giả Tạp chí Kinh tế Môi trường: GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Nguyễn Văn Chương, Phạm Thị Giang, Hoàng Hải Đăng, Nguyễn Trường Vũ đã giành giải Ba - Giải Báo chí viết về ngành GTVT lần thứ IV (2022-2023).
Tuyến bài của Tạp chí Kinh tế Môi trường đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về vấn đề ô nhiễm khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải tại Việt Nam, đồng thời thông qua ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học để đề xuất những giải pháp nhằm giảm ô nhiễm khí thải phương tiện giao thông.
Giải Nhất cuộc thi viết về đa dạng sinh học trong KCN tại Việt Nam. Loạt bài 4 kỳ "Đa dạng sinh học và hiện trạng xanh hóa khu công nghiệp tại Việt Nam" của nhóm tác giả: GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Nguyễn Văn Chương, Hoàng Hải Đăng - Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi Tác phẩm báo chí "Xây dựng và phát triển đa dạng hóa sinh học trong môi trường công nghiệp".
Tuyến bài thực hiện gây ấn tượng mạnh khi được trình bày dưới hình thức Longform với các hình ảnh mang tính báo chí cao, sắc nét... Tác phẩm đã phản ánh rõ nét về thực trạng đa dạng sinh học, đa dạng sinh học trong các khu công nghiệp tại Việt Nam; đồng thời đưa ra một số giải pháp từ các chuyên gia nhằm xây dựng và phát triển đa dạng hóa sinh học trong môi trường công nghiệp.
Giải Nhì cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường TP.Hà Nội 2023. Vượt qua 2.360 bài dự thi, loạt bài 05 kỳ: Hà Nội "xanh hóa" giao thông để giảm ô nhiễm môi trường, nhóm tác giả: GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Nguyễn Văn Chương, Dương Quang Sơn, Phạm Thị Giang, Lê Huy Tình, Nguyễn Văn Cường, Hoàng Hải Đăng, Nguyễn Hải An - Tạp chí Kinh tế Môi trường đã xuất sắc giành giải Nhì tại Cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP.Hà Nội năm 2023.
Nhà báo Dương Quang Sơn (thứ 2 từ phải sang) đại diện nhóm tác giả Tạp chí Kinh tế Môi trường nhận giải.
Giải C báo chí tuyên truyền về tiết kiệm năng lượng 2023. Tuyến bài “Giáo dục tiết kiệm năng lượng” do nhóm tác giả Nguyễn Văn Chương, Phạm Thị Giang, Nguyễn Hải An của Tạp chí Kinh tế Môi trường thực hiện đã được Ban Tổ chức trao giải C.
Tuyến bài gồm 4 kỳ, được thể hiện dưới hình thức Emagazine, nội dung tuyên truyền về những chính sách của Nhà nước trong vấn đề tiết kiệm năng lượng, từ đó mong muốn thay đổi nhận thức, hành động của người dân đối với tiết kiệm năng lượng và công tác bảo vệ môi trường. Cùng với đó là gửi những ý kiến chuyên gia tới các cơ quan quản lý, góp phần giúp Nhà nước xây dựng chính sách đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Ban Tổ chức trao giải C cho các tác giả đoạt giải.
Đạt Giải Báo chí Xây dựng Đảng tỉnh Yên Bái năm 2023. Nhà báo Hà Đức Mậu - Phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường đã đạt giải khuyến khích Giải Báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Yên Bái năm 2023 với loạt hai bài Hiến đất làm đường ở Lục Yên. Đây là một sự nỗ lực cống hiến, tìm tòi sáng tạo bền bỉ trong công tác báo chí về xây dựng đảng của tỉnh Yên Bái.
Nhóm tác giả đạt giải khuyến khích giải Báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Yên Bái năm 2023.
Giải khuyến khích cuộc thi Báo chí viết về du lịch Cửa Lò năm 2023. Với bài viết "Cửa Lò – Nghệ An: Chú trọng phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường", Phóng viên Nguyễn Văn Công - Tạp chí Kinh tế Môi trường đã đạt giải khuyến khích cuộc thi Báo chí viết về du lịch Cửa Lò năm 2023.
Ngoài ra, trong năm 2023, VIASEE và Tạp chí Kinh tế Môi trường còn tổ chức nhiều chương trình khác nhau. Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường cũng như các hoạt động mang đậm ý nghĩa nhân văn đến với cộng đồng.