Bích Ngọc ·
1 năm trước
 8889

Những tín hiệu “dễ thở” dần xuất hiện với Novaland sau hơn 1 năm tái cấu trúc?

Loạt sự kiện tài chính trong nước khiến năm 2022 của Novaland từ năm khởi đầu cho những bước đi lớn trở thành giai đoạn khủng hoảng “khó quên”.

Thị giá giảm một mạnh từ mức hơn 100.000 đồng/cp xuống còn 10.000 đồng/cp, NVL là cổ phiếu lập kỷ lục về số phiên sàn liên tiếp và số lần giải trình về giao dịch. Công ty tuyên bố chiến lược tái cấu trúc toàn diện giữa cao điểm căng thẳng về dòng tiền, áp lực đáo hạn nợ

Novaland đang từng bước đạt được những tín hiệu đáng chú ý sau hơn 1 năm thực hiện.

Thương lượng gia hạn được 3 lô trái phiếu trị giá hơn hai nghìn tỷ đồng

HĐQT Novaland đã công bố thông tin về việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản và điều kiện đối với 3 lô trái phiếu mã NVLH2123010, NVLH2124002 và NVLH2224006. Cụ thể:

Về lô trái phiếu mã NVLH2123010, Novaland cho biết sẽ kéo dài thời hạn trái phiếu thêm 3 tháng kể từ ngày đáo hạn là 17/3. Bên cạnh đó, đối với lô trái phiếu trên Novaland cũng bổ sung tài sản đảm bảo là các quyền tài sản phát sinh từ các bất động sản thuộc các dự án tại Tp.HCM của Novaland và bên thứ 3.

Đối với lô trái phiếu mã NVLH2124002, Novaland sẽ bổ sung tài sản bảo đảm là cổ phần của CTCP Tập đoàn Nova Consumer, kỳ hạn của lô trái phiếu này cũng được kéo dài đến ngày 10/3/2025.

Nguồn ảnh: Internet.

Cùng với đó là lô trái phiếu mã NVLH2224006 sẽ được thanh toán chậm nhất vào ngày tròn 24 tháng kể từ ngày đáo hạn trái phiếu theo bản công bố thông tin (tương đương ngày 15/3/2026). Lãi suất trong thời gian gia hạn là 11,5%/năm. Novaland sẽ thanh toán trước 20% tiền lãi đến hạn và phần tiền lãi còn lại trả cùng gốc vào cuối thời gian thanh toán nợ.

Phương án phát hành tăng vốn từ gần 19.500 tỷ lên 48.750 tỷ đồng được chấp thuận.

Ngày 24/3, cổ đông Novaland đã thông qua tất cả 7 tờ trình với tỷ lệ xấp xỉ 72,5% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, tương đương 99,4% tổng số cổ phần biểu quyết hợp lệ.

Đặc biệt, một trong những tờ trình được thông qua là việc phát hành hơn 975 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cp cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Trong đó, nếu chào bán thành công 100% lượng cổ phiếu số tiền thu về tối thiểu 9.750 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Novaland sẽ chào bán thêm 1,95 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ thực hiện là 1:1, giá bán không thấp hơn 10.000 đồng/cp. Nếu thành công chào bán 100% phương án, Novaland có thể thu về 19.500 tỷ.

Với số tiền thu về, theo dự kiến Công ty sẽ sử dụng số tiền thu về nhằm tái cơ cấu nợ và thanh toán các khoản nợ đến hạn, thanh toán chi phí lương cho cán bộ nhân viên. Thanh toán chi phí vận hành chung và thực hiện các dự án do Novaland làm chủ đầu tư.

Trường hợp cả hai phương án phát hành đều được thông qua và thực hiện thành công 100%, vốn điều lệ của Novaland sẽ tăng gấp 2,5 lần (từ gần 19.500 tỷ lên 48.750 tỷ đồng) và trở thành 1 trong những doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Tham gia ban lãnh đạo có nhiều người mới

Vào ngày 24/3, Công ty công bố nghị quyết HĐQT thông qua danh sách ứng viên được cổ đông đề cử vào vị trí Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021 - 2026, trong đó có bà Đỗ Thị Phương Lan và ông Nguyễn Trần Đăng Phước.

Được biết, bà Lan sinh là một Thạc sĩ quản trị kinh doanh, được đề cử vào HĐQT Novaland bởi CTCP Novagroup và hiện không nắm giữ cổ phiếu NVL. Đặc biệt, bà Lan đang đồng thời là Chủ tịch HĐTQ, Giám đốc đầu tư, Tổng Giám đốc của CTCP Quản lý Quỹ Đầu Tư Đỏ (Red Capital); Thành viên HĐQT Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải - CTCP (mã chứng khoán: TED).

Về ông Phước, đây là ứng viên được đề cử bởi CTCP Diamond Properties. Ông Phước là một Cử nhân quản trị kinh doanh và hiện đang là Thành viên HĐQT độc lập, Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán của Red Capital.

Trước loạt thông tin trên, cổ phiếu NVL nhanh chóng bật trần và khép phiên 24/3 tại mức 11.900 đồng/cp, thanh khoản đạt gần 31 triệu cổ phiếu.

Liên tục mua lại trái phiếu trước hạn

Tính đến ngày 22/3, đã 4 lần Novaland mua lại trái phiếu trước hạn kể từ thời điểm công bố chiến lược tái cấu trúc. Trong đó, Công ty vừa mua lại tổng giá trị tối đa theo mệnh giá là 25 tỷ đồng của lô trái phiếu phát hành vào ngày 26/4/2021, ngày đáo hạn là 26/4/2024 với lãi suất cố định 10,5%/năm. Theo NVL, nguồn tiền mua lại theo NVL từ hoạt động kinh doanh và các nguồn thu hợp pháp khác của tổ chức phát hành.

Tháng 12/2022, Công ty đã thông báo tiến hành mua lại 86,14 tỷ đồng trong số 344,56 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của lô trái phiếu NVLH2123013, dựa theo thỏa thuận với người sở hữu. Tổ chức tham gia đợt mua lại lần này là Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Novaland trước đó cũng hoàn tất mua lại trước hạn toàn bộ lô trái phiếu NVL2019.200 với tổng mệnh giá phát hành 200 tỷ đồng ngày 8/12/2022 và mua lại trước hạn toàn bộ lô trái phiếu NVLH2122015 với tổng mệnh giá 1.000 tỷ đồng …

Ngoài ra, các công ty con của Novaland cũng có nhiều lần mua lại trái phiếu trước hạn. Trong đó, CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Thuận Phát cuối năm qua đã mua lại toàn bộ 350 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của lô THUANPHAT1922001. Hay vào ngày 2/12/2022 Công ty TNHH Thành phố Aqua cũng đã hoàn tất mua lại trước hạn toàn bộ 2 lô trái phiếu TPACH2122004 và TPACH2123003 với tổng mệnh giá phát hành 1.000 tỷ….