Gia Bảo ·
1 năm trước
 8732

Nợ nghi ngờ tại VietABank tăng 24 lần sau 6 tháng đầu năm 2023

Tính đến ngày 30/6/2023, tổng nợ xấu nội bảng VietABank đạt mức gần 1.660 tỷ đồng nợ xấu, tăng mạnh 73,4% so với hồi đầu năm. Trong đó, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng đột biến cao 24 lần từ 31,3 tỷ đồng lên 728,8 tỷ đồng. Trước đó, trong kết luận của Thanh

Nợ nghi ngờ tăng đột biến

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023 vừa được công bố, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, mã: VAB) đạt gần 432 tỷ đồng , tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, các khoản thu ngoài lãi ghi nhận kết quả trái ngược.

Lợi nhuận của VietABank giảm hơn 15% trong 6 tháng đầu năm 2023.

Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 5,4% so với cùng kỳ lên hơn 24,2 tỷ đồng; Lãi từ kinh doanh mua bán chứng khoán đầu tư tăng 4,3 lần cùng kỳ, thu về hơn 20 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 13,7%, xuống mức 2,1 tỷ đồng; Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh báo lỗ 17 triệu đồng (cùng kỳ lỗ 448 triệu đồng); Lãi từ hoạt động kinh doanh khác cũng giảm 49,4% xuống mức 17,7 tỷ đồng.

Trong kỳ, chi phí hoạt động của VietABank là 211 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng 285,4 tỷ đồng, giảm 2,3%.

Chi phí rủi ro tín dụng của VietABank trích lập trong quý 2/2023 là 7,9 tỷ đồng, giảm tới 76,5% so với cùng kỳ. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế của VietABank đạt 277,5 tỷ đồng, giảm nhẹ 1%.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, VietABank thu về 878,2 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 32,4% so với nửa đầu năm ngoái; Lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 36,5 tỷ đồng, tăng 16,3%; Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 1.500 tỷ đồng, giảm 76,1%; Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư 36,1 tỷ đồng và lãi từ hoạt đông khác đạt 38,8 tỷ đồng.

VietABank trích lập 38 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, cao gấp 2,7 lần so với cùng kỳ. Do đó, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng giảm 15,7%, chỉ đạt 522,2 tỷ đồng.

So với kế hoạch 1.275 tỷ đồng lãi trước thuế đề ra cho cả năm 2023, VietABank đã thực hiện được gần 41% mục tiêu sau 6 tháng đầu năm.

Đáng chú ý, tính tới cuối tháng 6/2023, dòng tiền thuần của VietABank tiếp tục ghi nhận âm gần 7.181 tỷ đồng trong khi cùng kỳ âm 8.502,2 tỷ đồng. Trong đó, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của VietABank âm tới 7.152,2 tỷ đồng và dòng tiền đầu tư âm 21,8 tỷ đồng.

Nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4) của VietABank tăng vọt sau kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Tính tới ngày 30/62023, tổng tài sản VietABank đạt mức 104.608 tỷ đồng, gần như đi ngang so với hồi đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 6,7% đạt mức 66.669,7 tỷ đồng; Tiền gửi tại NHNN tăng 2,9% đạt mức 1.414 tỷ đồng; Tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác giảm 33,5 % xuống mức 14.153,2 tỷ đồng; Chứng khoán đầu tư tăng 12,5% đạt 10.105,8 tỷ đồng,…

Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng của VietABank cuối quý 2/2023 tăng 19,8% lên 84.082,4 tỷ đồng; tiền gửi và vay các TCTD khác giảm 53,7% xuống còn 9.534,6 tỷ đồng,…

Về chất lượng nợ vay, tính đến ngày 30/6/2023, tổng số dư nợ xấu nội bảng của VietABank là 1.660 tỷ đồng, tăng 73% so với đầu năm. Trong đó, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng đột biến gấp 24 lần con số đầu năm lên 728,8 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) gần như đi ngang so với đầu năm với mức 923,7 tỷ đồng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 56%. Tỷ lệ nợ xấu theo đó cũng tăng vọt từ 1,53% hồi đầu năm lên 2,6%.

Nhiều sai phạm trong hoạt động cho vay khách hàng

Ngày 15/6/2023, Thanh tra Chính Phủ ban hành văn bản số 1361/TB-TTCP về việc trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và Đề án xử lý nợ xấu giai đoạn 2013-2017 cho thấy nhiều bất cập xảy ra tại các ngân hàng, trong đó có Ngân hàng TMCP Việt Á.

Theo đó, tại thời điểm 31/12/2017, tổng dư nợ cho vay là 38.770 tỷ đồng, nợ xấu là 525,7 tỷ đồng, chiếm 1,36% tổng dư nợ. Đến ngày 30/6/2018, tổng dư nợ cho vay là 37.673 tỷ đồng, nợ xấu là 941 tỷ đồng, chiếm 2,5% tống dư nợ, nếu tính cả nợ bán cho VAMC chưa xử lý thì tỷ lệ nợ xấu là 8,2%, tương ứng 3.504 tỷ đồng.

Kiểm tra 14 hồ sơ cấp tín dụng, với tổng dư nợ tại thời điểm 31/8/2018 là 6.510 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 17,28% tổng dư nợ cho vay của VAB, kết quả:

VietABank  Thẩm định, phê duyệt cho vay khi Dự án chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, chủ đầu tư không đủ điều kiện thực hiện dự án (Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại HSTC); thẩm định, xác định doanh thu, chi phí thực hiện dự án đầu tư không chính xác (gồm 02 khách hàng: Công ty CP Đầu tư Phát triển Hưng Thịnh Việt Nam, Công ty CP Đầu tư PHD); thu thập không đầy đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay (Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại HSTC).

Đồng thời, VietABank cũng phân loại nợ chưa đúng quy định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng quy định về nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro (gồm 02 khách hàng: Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và Phát triến Nhà Vỉcoland, Công ty CP Điện Bình Thuỷ Lâm Đồng); cơ cấu nợ không đúng quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của NHNN (Công ty CP Đầu tư Toàn cầu). Theo quy định các khách hàng nêu trên phải chuyến từ nợ nhóm 1 sang nợ nhóm 4, nhóm 5.

Theo báo cáo của NHNN, đến thời điểm 10/10/2021 có 12/14 khách hàng đã tất toán; còn 02 khách hàng còn dư nợ: Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và Phát triển Nhà Vicoland, dư nợ 500 tỷ đồng, nợ nhóm 5; Công ty CP Đầu tư PHD, dư nợ 483 tỷ đồng, nợ nhóm 1.