Thành Phong ·
44 tuần trước
 9081

Nồng độ khí CO2 tiếp tục đe dọa toàn cầu trong năm 2024

Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh (Met Office) vừa dự báo lượng khí carbon dioxide (CO2) trong khí quyển năm nay sẽ tiếp tục tăng. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và nạn phá rừng sẽ khiến nhiệt độ 2024 tiếp tục tăng.

Cụ thể, nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng lên trong năm 2024 sẽ vượt ra ngoài lộ trình cần có để kiềm chế nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 1,5 độ C.Theo các nhà nghiên cứu, chỉ có cắt giảm khí thải mạnh mẽ mới giữ cho mục tiêu này khả thi. 

Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và nạn phá rừng sẽ tồi tệ hơn trong năm 2024 khi hiện tượng El Nino diễn ra theo chu kỳ làm suy giảm khả năng hấp thụ CO2 của các cánh rừng nhiệt đới.

Met Office dự báo, điều này sẽ dẫn khiến nồng độ CO2 trung bình năm 2024 tăng đáng kể, dự báo nồng độ CO2 được đo tại Đài quan sát Mauna Loa ở Hawaii (Mỹ), cao hơn khoảng 2,84 phần triệu (ppm) so với năm 2023.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, điều này đồng nghĩa rằng thế giới sẽ chệch lộ trình do Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc đặt ra nhằm kiềm chế sự ấm lên toàn cầu ở mức không quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp (1850-1900).

Dự báo Nhiệt độ trong năm 2024 tiếp tục tăng.

Ông Richard Betts, tác giả về dự báo CO2 của Met Office cho biết: “Tình hình thực tế cho thấy thế giới ngày càng khó có thể thực hiện được mục tiêu này”.

Vừa qua Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của LHQ đã xác nhận năm 2023 là năm ấm nhất được ghi nhận “với mức chênh lệch rất lớn”, đưa nhiệt độ trung bình toàn cầu hàng năm lên 1,45 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp (1850 - 1900).

Năm nay thậm chí còn có thể nóng hơn, vì hiện tượng El Nino xuất hiện tự nhiên, vốn đã xuất hiện vào giữa năm 2023, thường làm tăng nhiệt độ toàn cầu trong một năm sau đó.

El Nino cũng khiến cho nhiệt độ cao hơn và khô hơn ở các khu rừng nhiệt đới và vùng đầm lầy, làm giảm khả năng hấp thụ CO2 từ khí quyển.

Thông thường, khoảng một nửa lượng khí thải của con người được đưa ra khỏi khí quyển bởi các hệ sinh thái và sự hấp thụ ở đại dương.

Các chuyên gia của Liên hợp quốc ước tính trong thập kỷ này, thế giới cần phải giảm gần 50% lượng khí thải để có thể kiềm chế mức tăng nhiệt không quá 1,5 độ C. Tuy nhiên, thực tế ô nhiễm CO2 vẫn tiếp tục tăng lên.

Tổng Thư ký WMO Celeste Saulo khẳng định, hiện tượng El Nino đến và đi từ năm này qua năm khác nhưng biến đổi khí hậu trong thời gian dàu và ngày một trầm trọng hơn do là con người. Chính vì thế thế giới cần nỗ lực để giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế sự nóng lên toàn cầu và các hiện tượng thời tiết cực đoan.