Theo kênh CNN (Mỹ), nhóm nghiên cứu tại Đài quan sát Mặt trời Big Bear ở California, Mỹ đã thực hiện các phép đo hàng đêm trong suốt 20 năm qua nhằm nghiên cứu chu kỳ của Mặt Trời và độ che phủ của mây.
Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), các chuyên gia đã quan sát hiện tượng “Ánh đất” (Earthshine), là ánh sáng mà Trái Đất phản xạ lên phần tối của Mặt Trăng, rồi phản chiếu trở lại. Sự phản xạ này thay đổi theo từng đêm và theo từng mùa.
Điều này là do khi Mặt Trời chiếu sáng Trái Đất, bề mặt hành tinh của chúng ta sẽ phản xạ một phần ánh sáng lên Mặt Trăng. Tuy nhiên, mặt đối diện với Mặt Trời của Mặt Trăng sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào, nhưng mặt tối của nó sẽ được chiếu sáng một chút nhờ vào ánh sáng phản xạ từ Trái Đất, và ánh sáng này có thể quan sát và đo đạc bằng kính thiên văn.
Các chuyên gia đã quan sát hiện tượng “Ánh đất” (Earthshine), là ánh sáng mà Trái Đất phản xạ lên phần tối của Mặt Trăng, rồi phản chiếu trở lại
Loại ánh sáng này sẽ thay đổi định kỳ khi trăng tròn và trăng khuyết. Các nhà khoa học đã quan sát nó cách đây 20 năm, sau 17 năm quan sát, họ phát hiện ra rằng số liệu hàng năm tương tự nhau, với xu hướng giảm nhẹ do đó ác nhà khoa học ban đầu muốn hủy bỏ nghiên cứu này. Tuy nhiên kế hoạch ban đầu là 20 năm nên họ vẫn tiếp tục kiên trì thêm 3 năm nữa.
Vậy nhưng trong 3 năm gần đây, tình hình đã thay đổi đáng kể, có một sự biến động khá lớn từ các số liệu quan sát và nó khiến các nhà khoa học không khỏi sửng sốt. Trong ba năm này, ánh sáng Trái Đất đã suy giảm mạnh so với 20 năm trước.
Lượng ánh sáng phản xạ bởi Trái Đất đã giảm 0,5 watt trên một mét vuông, tương đương với sự giảm 0,5% trong albedo của Trái Đất và albedo trung bình của Trái Đất là khoảng 30%. Điều này có nghĩa là năng lượng do Mặt Trời tỏa xuống Trái Đất trên một mét vuông sẽ hấp thụ nhiệt nhiều hơn trước 0,5 watt.
Trong hàng tỷ năm, năng lượng mà Trái Đất hấp thụ và bức xạ gần như được cân bằng, vì vậy nó đã duy trì môi trường sống của Trái Đất và phát triển nhiều loại động thực vật phong phú. Chỉ trong ba năm, một bước ngoặt lớn đã xảy ra, phản ứng đầu tiên của các nhà khoa học là họ nghĩ mình đã sai ở đâu đó, vì vậy họ nhanh chóng kiểm tra lại dữ liệu, sau nhiều lần, cuối cùng họ cũng có thể xác nhận rằng dữ liệu là chính xác.
Trong ba năm này, ánh sáng Trái Đất đã suy giảm mạnh so với 20 năm trước
Phân tích và nghiên cứu sâu hơn cho thấy điều này không liên quan gì đến sự thay đổi độ sáng theo chu kỳ của Mặt Trời, đồng thời, họ phát hiện ra rằng lượng mây trên Trái Đất đã giảm đi. Mây che phủ là một yếu tố quan trọng trong việc phản xạ ánh sáng Mặt Trời, khi lượng mây giảm đi thì ánh sáng Mặt Trời phản xạ cũng giảm theo và nhiều ánh sáng Mặt Trời chiếu tới mặt đất hơn, làm cho Trái Đất ngày càng nóng hơn.
Nơi có lượng mây bao phủ giảm nhiều nhất là bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ, do nhiệt độ bề mặt nước biển gần đây đã tăng lên đáng kể.
Trái Đất mờ dần cũng đồng nghĩa với việc nó hấp thu năng lượng Mặt Trời nhiều hơn. Điều này có khả năng tác động đến tương lai của khí hậu, như làm tăng tốc độ biến đổi khí hậu do con người gây ra.
Các nhà khoa học hiện chưa trả lời được liệu việc tối đi nhanh chóng này của Trái Đất có trực tiếp dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu nhanh hơn hay không, nhưng các nhà khoa học đã có một số phỏng đoán về cách Trái Đất sẽ đối phó với lượng nhiệt tăng thêm 0,5 watt và họ hy vọng sẽ tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu hơn để có thể trả lời câu hỏi này.