Long Mai ·
3 năm trước
 3754

Rong biển: Giải pháp hiệu quả làm giảm lượng khí CO2 trong khí quyển

Các nhà khoa học cho biết, CO2 là tác nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu và các hệ quả liên quan như băng tan hay nước biển dâng. Rong biển có thể trở thành một giải pháp hiệu quả làm giảm lượng khí CO2 trong khí quyển và hạn chế sự phát thải của các khí nhà kính khác.

CO2 là tác nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu và các hệ quả liên quan như băng tan hay nước biển dâng. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học cho biết, rong biển có thể trở thành một giải pháp hiệu quả làm giảm lượng khí CO2 trong khí quyển. Thậm chí, chúng có thể hấp thu CO2 từ không khí và giúp hạn chế sự phát thải của các khí nhà kính khác. 

Nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy tiềm năng của việc trồng rong biển trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu khi nạn phá rừng nhiệt đới và các “lá phổi xanh” trên cạn đang ngày càng gia tăng. Các khu rừng đại dương phát triển nhanh của tảo bẹ và các loài tảo lớn có hiệu quả cao trong việc lưu trữ carbon.

rong biển

Rong biển có thể trở thành một giải pháp hiệu quả làm giảm lượng khí CO2 trong khí quyển. (Ảnh: suckhoe360.com)

Rong biển cũng cải thiện quá trình axit hóa, khử oxy và các tác động biển khác đến sự nóng lên toàn cầu và nó cũng là nguồn thực phẩm và sinh kế cho hàng trăm triệu người. Ngoài ra, các trang trại rong biển quy mô rộng lớn hấp thụ carbon từ khí quyển và trung hòa axit đại dương đang được kỳ vọng trở thành giải pháp giúp làm sạch các đại dương trên Trái Đất, khôi phục đa dạng sinh học và tăng năng suất nuôi trồng thủy sản.

Theo đó, tốc độ phát triển của rong biển cao gấp 30-60 lần so với các loài thực vật trên đất liền, vì vậy có thể hấp thụ rất nhiều CO2. Một nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng nếu rong biển bao phủ 9% diện tích của các đại dương trên thế giới, 40 tỉ tấn khí thải có thể được hấp thu hàng năm, tương đương với tổng lượng khí thải hiện có, chưa kể tới việc nó có thể cung cấp đủ protein cho 10 tỉ người.

Trang trại rong biển cũng có thể đảo ngược quá trình axit hóa đại dương. Ngoài khơi biển Trung Quốc, khoảng 500 km2 trang trại sản xuất rong biển được phát triển, cung cấp rong biển cho thị trường thực phẩm. Theo nghiên cứu, xung quanh những trang trại này, độ pH có thể lên đến 10. Tại thời điểm đại dương bị axit hóa, độ pH là 8,1. Đây cũng là những địa điểm nuôi trồng cá, tôm, sò lý tưởng. Chưa hết, rong biển còn có thể sản sinh điện sinh học khi phân hủy.

Trước đây, rong biển hiện được trồng ở quy mô nhỏ để sử dụng trong thực phẩm, thuốc men và các sản phẩm làm đẹp. Tuy nhiên, các nhà khoa học đề xuất thành lập các trang trại quy mô công nghiệp để trồng rong biển đến khi trưởng thành, thu hoạch và sau đó nhấn chìm xuống đại dương sâu, nơi mà khí carbon dioxide đang lưu tồn trong hàng trăm đến hàng ngàn năm.

Họ phát hiện ra rằng chỉ cần nuôi cấy tảo trong 0,001% diện tích mặt nước đang trồng rong biển trên toàn thế giới và sau đó cấy nó xuống biển thì có thể bù đắp toàn bộ lượng khí thải carbon của ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Tổng cộng, có 18,5 triệu dặm vuông của đại dương thích hợp cho việc trồng rong biển, nghiên cứu kết luận.

Ngoài tiềm năng chống lại quá trình axit hóa và khử oxy, hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa và cung cấp môi trường sống cho sinh vật biển ở ít nhất 77 quốc gia, rong biển có thể được chế biến thành nhiên liệu sinh học. Và nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc, bổ sung rong biển vào thức ăn chăn nuôi có thể làm giảm tới 70% lượng khí thải metal từ đàn bò và các vật nuôi chăn thả khác, khi đó là một nguồn khí gây nên hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Rong biển cũng có thể được sử dụng như một chất bổ sung đất cho nông nghiệp, thay thế phân bón dựa trên dầu mỏ.

Lượng khí thải CO2 năm 2021 ước tính lên tới 33 tỉ tấn

Đây là cảnh báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra ngày 20/4 trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hồi phục sau đại dịch Covid-19 đã khiến lượng khí thải CO2 tăng ở mức lớn thứ hai trong lịch sử trong năm 2021.

Theo đó, IEA ước tính lượng khí thải CO2 trong năm nay sẽ tăng gần 5% lên mức 33 tỉ tấn, trái ngược với sự giảm sút hồi năm ngoái do hoạt động kinh tế bị trì trệ bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết, lượng khí thải carbon sẽ tăng 1,5 triệu tấn trong năm nay chủ yếu là do gia tăng việc sử dụng than đá trong sản xuất năng lượng, đặc biệt là tại khu vực châu Á.

Nguồn