Hiện tượng băng tan là quá trình tan chảy của tuyết hay các tảng băng, bao gồm sông băng, những tảng băng trôi và thềm băng trên các đại dương. Hiện tượng này có tác hại nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của chúng ta.
Nghiên cứu chỉ ra nhiệt độ đại dương tăng lên một chút cũng có thể có tác động rất lớn đến lượng băng tan. Khi biến đổi khí hậu làm nóng các đại dương, quá trình này sẽ tăng tốc.
Nhiệt độ trung bình tăng lên khiến các sông băng trên Trái đất tan chảy nhanh và tạo thành các hồ nước rộng lớn, làm gia tăng nguy cơ lũ lụt, đe dọa cuộc sống của khoảng 15 triệu người ở những vùng núi cao.
Biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang hàng ngày gây ra sự nóng lên của Trái Đất, kéo theo đó là vô số hệ lụy như băng tan, nước biển dâng cao... khiến nhiều vùng đất và một loạt đô thị trong khu vực Đông Nam Á sẽ bị nhấn chìm trong nước vào năm 2050.
Bạn có biết: Tình trạng băng tan ở dải băng Greenland khiến mực nước biển toàn cầu tăng ít nhất 1 cm, Khoảng 3.500 tỷ tấn băng ở dải băng Greenland tan chảy trong thập kỷ qua làm tăng nguy cơ lũ lụt trên toàn thế giới.
Các sông băng huyền thoại phía Đông của Châu Phi sẽ biến mất sau 2 thập kỉ, khiến 118 triệu người nghèo phải đối mặt với hạn hán, lũ lụt hoặc nắng nóng khắc nghiệt. Và biến đổi khí hậu có thể thu hẹp nền kinh tế của lục địa này 3% vào giữa thế kỉ này.
Phân tích mới nhất của các nhà khoa học cho thấy, sự tan chảy của băng vùng cực không những làm thay đổi mực nước của các đại dương, mà nó còn khiến lớp vỏ Trái Đất biến dạng.
Một Giáo sư khoa học Trái đất đã cảnh báo các tảng băng ở Greenland đang tan chảy với tốc độ khủng khiếp. Điều này làm đảo lộn lớp vỏ Trái đất, khiến trọng lượng trên vỏ trở nên ít hơn và có thể tạo ra các sự kiện địa chấn. Và theo bạn, sau có sẽ xảy đến những điều gì cho Trái đất?
Trong hai thập kỷ qua, các tảng băng ở Greenland đã tan chảy với tốc độ khoảng 6.100 tỷ tấn mỗi thế kỷ, tốc độ chỉ đạt trong thời kỳ ấm áp xảy ra từ 7.000 đến 10.000 năm trước. Trong ngày 27/7, bạn có biết một câu chuyện gì tại Greenland đã xảy ra?