Xuân Phong ·
2 năm trước
 663

Thảm họa thiên nhiên có thể dự báo trước nhờ chim choắt

Chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn di cư hơn 8.500 dặm giữa New Zealand và Alaska. Trong khi các khu vực ở Đông Nam Á, Polynesia thuộc Pháp, và các đảo Thái Bình Dương thường bị ảnh hưởng các trận bão lớn và các thảm họa thiên nhiên, loài chim này vẫn xuất hiện trong chuyến hành trình mỗi năm, mà không bị tổn thất gì

Sau khi một nhân viên hải quan Pháp, Jerome Chardon nhận được một chuỗi các tín hiệu từ chim choắt mỏ thẳng đuôi dài trên radio, anh thắc mắc liệu có thể hiểu được và sử dụng cách mà loài chim này định vị các cơn bão ven biển để cứu người được không?

Mới đây, một nhóm nghiên cứu từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp (NMNH) đã tiến hành các thử nghiệm để làm sáng tỏ ý tưởng của Chardon. Các nhà nghiên cứu đã theo dấu 56 cá thể chim thuộc 5 loài khác nhau. Họ truyền các tín hiệu về vị trí của chim về Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) rồi sau đó sẽ trả thông tin về lại cho các nhà khoa học để ghi dấu sự di cư của chúng.

dự báo thảm họa thiên nhiên

Chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn có thể dự báo trước thiên tai

Nghiên cứu cho thấy, chim tránh bão bằng cách lắng nghe sóng hạ âm và kịp thời sơ tán 24 giờ trước khi bão đổ bộ. Chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn di cư hơn 8.500 dặm giữa New Zealand và Alaska. Trong khi các khu vực ở Đông Nam Á, Polynesia thuộc Pháp, và các đảo Thái Bình Dương thường bị ảnh hưởng các trận bão lớn và các thảm họa thiên nhiên, loài chim này vẫn xuất hiện trong chuyến hành trình mỗi năm, mà không bị tổn thất gì.

Một nghiên cứu năm 2014 đã cho thấy chim tránh bão bằng cách lắng nghe sóng hạ âm và kịp thời sơ tán 24 giờ trước khi bão đổ bộ. Nếu chim choắt có thể nhận thức được sóng hạ âm tạo ra bởi các cơn bão Thái Bình Dương, thì việc theo dõi các chuyển động tránh bão của chúng có thể giúp ta dự báo sớm được các thảm họa thiên nhiên.

Mục tiêu chính nhóm nhắm tới là các trận sóng thần. Họ muốn bổ sung thêm hàng trăm con chim nữa ở khu vực Thái Bình Dương để tiếp tục thu thập dữ liệu về chuyển động của chúng.

“Tôi nghĩ rằng nếu có một con sóng đánh vào dọc các đảo, thì khả năng cao chúng ta sẽ nhận được tín hiệu từ các loài chim từ các địa điểm khác nhau để xác định các phản ứng trùng lặp”, Frédéric Jiguet, nhà điểu học tại NMNH, nói. “Điều đó khẳng định chắc chắn sẽ thu về hiệu quả nếu tiếp tục tiến hành phát triển các hệ thống lân cận để phân tích kỹ hơn”.