Ánh Dương ·
2 năm trước
 3162

Thử nghiệm thúc đẩy hỗ trợ tiêu thụ nông sản thông qua Grab

Tháng 1/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành và triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025. Chương trình sẽ thúc đẩy hỗ trợ tiêu thụ nông sản qua các nền tảng số nói chung với các địa phương chịu ảnh hưởng bởi dịch, nằm trong vùng giãn cách, phong tỏa; Trong đó có thử nghiệm trên Grab.

Chiều ngày 8/6 một biên bản ghi nhớ về việc hợp tác thực hiện chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, kết nôi tiêu thụ nông sản cho doanh nghiệp nhở và vừa, hợp tác xã, hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam được ký kết.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết các đơn vị sản xuất kinh doanh Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động bởi đại dịch Covid-19.

Biên bản này được ký giữa đại diện Cục Phát triển Doanh nghiệp (AED) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Agrotrade) thuộc Bộ NN&PTNT, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC-VCA) thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) và Grab Việt Nam. Sự kiện ký kết hôm nay là bước đầu tiên của việc tham gia công cuộc chuyển đổi số giữa khối quản lý Nhà nước và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Trước mắt, Chương trình đặt mục tiêu thúc đẩy hỗ trợ tiêu thụ nông sản thông qua các nền tảng số nói chung đối với các địa phương chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, địa phương nằm trong vùng giãn cách, phong tỏa xã hội; Trong đó có thử nghiệm trên nền tảng của Grab.

Song song đó, các đơn vị trên cũng có những kế hoạch, hoạt động thiết thực để nâng cao nhận thức và năng lực triển khai chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, người nông dân sản xuất nông nghiệp khắp cả nước.

Hợp tác này rất có ý nghĩa khi thời gian qua, các đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 tại các tỉnh, thành phố đã ảnh hưởng sâu sắc đến sức khoẻ, sự an toàn của người dân, đồng thời gây ra nhiều xáo trộn trong đời sống của nhân dân, tác động tới toàn bộ nền kinh tế. Các biện pháp hạn chế di chuyển, giãn cách xã hội đã giúp khoanh vùng, khống chế dịch bệnh hiệu quả, mặt khác cũng gây ảnh hưởng và làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa, trong đó có nông sản. 

grab vẫn chuyển nông sản tới tay người tiêu dùng

Nhiều mặt hàng nông sản, đặc sản chất lượng cao của các địa phương, vùng miền chịu ảnh hưởng của dịch bệnh gặp khó khăn trong khâu vận chuyển, khiến hiệu quả xuất khẩu và tiêu thụ nội địa giảm. Trong khi đó, người tiêu dùng trong nước lại đối mặt với nguy cơ vừa thiếu vừa thừa nguồn cung thực phẩm, giá cả thực phẩm tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh và gián đoạn chuỗi cung ứng. Bối cảnh đó đặt ra tính cấp thiết của việc nâng cao nhận thức và năng lực chuyển đổi số, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên nền tảng số cho các nhà sản xuất nông nghiệp trong nước.

Hôm 7/6, Grab Việt Nam công bố dự án GrabConnect, hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thúc đẩy chuyển đổi số, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền nông nghiệp Việt Nam. Dự án ra mắt trong bối cảnh các mặt hàng nông sản, đặc sản an toàn, chất lượng gặp nhiều khó khăn để đến được tay người dùng cuối với mức giá hợp lý, đặc biệt khi tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nông sản ở các địa phương.

Ngoài việc đưa nông sản đến tay người dùng, dự án GrabConnect còn đưa nông sản tiếp cận nhà hàng, quán ăn, cửa hàng thực phẩm, chủ shop online, siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, chợ truyền thống… và các đối tác doanh nghiệp. 

Nguồn