Long Mai ·
2 năm trước
 3244

Thụy Sĩ đặt mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050

Trong tuyên bố ngày 11/8, Chính phủ Thụy Sĩ đã bác bỏ lời kêu gọi cấm nhiên liệu hóa thạch từ năm 2050. Với nguồn lực tài chính và sự đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, Thụy Sĩ đủ tự tin đạt được mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2050.

Thụy Sĩ đặt mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050

Trong tuyên bố ngày 11/8, Chính phủ Thụy Sĩ bày tỏ sự quan tâm chia sẻ về các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu, tuy nhiên Thụy Sĩ cho rằng sáng kiến trên xa vời với tình hình thực tế.

Với nguồn lực tài chính và sự đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, Chính phủ Thụy Sĩ khẳng định quốc gia châu Âu này đang trong trạng thái tốt để có thể đạt được mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050.

Đây là lý do mà chính phủ nước này đưa ra để bác bỏ lời kêu gọi trong "Sáng kiến sông băng" về cấm sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2050.

thuỵ sĩ

Các sông băng Eiger, Guggi và Giesen được chụp gần Jungfrau trong dãy Alps ở Wengen, Thụy Sĩ. (Nguồn: Reuters)

Tuyên bố nêu rõ chính phủ phản đối việc cấm nhiên liệu hóa thạch từ năm 2050 và sẽ cân nhắc triển khai các biện pháp mới xử lý tình hình đặc thù tại các khu vực miền núi. Cụ thể, các đơn vị quân đội, cảnh sát và lực lượng cứu hộ vẫn nên được cho phép sử dụng nhiên liệu hóa thạch sau năm 2050.

"Sáng kiến sông băng" được phát động và thu được đủ số chữ ký cần thiết vào năm 2019. Theo kế hoạch, sáng kiến này sẽ được đưa ra trưng cầu ý dân vào năm 2024 với các nội dung cấm bán nguyên liệu hóa thạch, như xăng, dầu, dầu diesel tại Thụy Sĩ sau năm 2050, với một số ít những trường hợp ngoại lệ.

Liên Hợp Quốc cảnh báo về hậu quả của nguyên liệu hóa thạch 

Mới đây, ngày 9/8, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho biết, cần có một báo cáo khoa học về khí hậu, qua đó "phải gióng lên hồi chuông báo tử" cho các loại nhiên liệu như than đá, dầu và khí đốt, đồng thời cảnh báo rằng nhiên liệu hóa thạch đang hủy hoại Trái Đất.

Ông Guterres cũng lưu ý, các quốc gia cũng nên chấm dứt mọi hoạt động thăm dò và sản xuất nhiên liệu hóa thạch mới, đồng thời chuyển trợ cấp nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

tổng thư ký LHQ

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. (Ảnh: AFP/TTXVNN)

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) kết luận rằng, mục tiêu hạn chế nhiệt độ ấm lên toàn cầu trong phạm vi 1,5 độ C so với mức tiền công của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu có thể sẽ bị vi phạm vào khoảng năm 2030, sớm hơn một thập niên so với dự kiến mà chính ủy ban này đưa ra cách đây ba năm.

Trong đánh giá khoa học quy mô lớn đầu tiên kể từ năm 2014, IPCC cho biết nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái Đất được dự báo sẽ tăng 1,5 độ C hoặc 1,6 độ C so với mức tiền công nghiệp vào khoảng năm 2030, bất kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính phát ra theo xu hướng nào trong thời gian đó.

Theo ông Guterres, việc duy trì mục tiêu tăng nhiệt độ 1,5 độ C tới năm 2030 có nghĩa là các nước không được xây dựng các nhà máy than đá mới và tất cả năng lượng từ việc đốt than phải được bù đắp bằng các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2040.

Nguồn