Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở nước này, số lượng bệnh nhân đăng ký điều trị các bệnh về tinh thần như trầm cảm đã tăng đáng kể.
Thống kê trên cũng cho thấy số bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm vẫn liên tục tăng trong suốt 5 năm qua, từ 798.787 người (năm 2019), tăng 4,1% lên 831.721 người (năm 2020). Số người điều trị chứng rối loạn giấc ngủ cũng tăng 3,2% từ 636.061 người (năm 2019) lên 656.391 người vào năm 2020.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở nước này, số lượng bệnh nhân đăng ký điều trị các bệnh về tinh thần như trầm cảm đã tăng đáng kể (Hình ảnh minh họa)
Trong cùng thời gian này, số bệnh nhân mắc chứng rối loạn hoảng sợ cũng tăng 6,7% từ 183.768 người lên 196.066 người. Số bệnh nhân ADHD tăng từ 72.437 người năm 2019 lên 79.212 bệnh nhân trong khi số bệnh nhân rối loạn tic tăng từ 18.757 trường hợp lên 20.862 trường hợp.
Trong cùng thời kỳ, chi phí y tế bình quân đầu người cho bệnh nhân tâm thần cũng tăng lên. Chi phí điều trị bình quân đầu người cho bệnh nhân trầm cảm đã tăng từ 550.000 won (467 USD) vào năm 2019 lên 570.000 won vào năm ngoái; rối loạn giấc ngủ tăng từ 170.000 won lên 180.000 won và rối loạn hoảng sợ tăng từ 420.000 won lên 450.000 won.
Chi phí điều trị bình quân đầu người cho ADHD và rối loạn tic cũng tăng nhẹ tương ứng từ 800.000 won lên thành 820.000 won và từ 610.000 won lên 630.000 won.
Sức khỏe tâm thần là 1 trong 3 cấu phần không thể tách rời và có mối quan hệ mật thiết với thể chất và xã hội, sức khỏe tâm thần ngày càng có tầm quan trọng và một lần nữa Tổ chức y tế thế giới đã nhấn mạnh thông điệp "Không có sức khỏe tâm thần là không có sức khỏe".
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng thông tin theo Tổ chức Y tế thế giới, tính trên toàn cầu cứ 4 người có 1 người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, không có gia đình nào không liên quan đến sức khỏe và có 10 nguyên nhân chủ yếu gây mất khả năng lao động là do các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Có thể nói thế kỷ 21 là thế kỷ của sức khỏe tâm thần.
Bởi vậy, dịch Covid-19 cùng nhiều xáo trộn về công việc, học tập, gián đoạn sản xuất, hạn chế giao tiếp bởi giãn cách hay cách ly khiến nhiều người bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, điều này là nguyên nhân khiến tỉ lệ trầm cảm tăng cao.
Thành viên của đảng Dân chủ cầm quyền thuộc Ủy ban Y tế và Phúc lợi Quốc gia Hàn Quốc Kim Won-ji cho biết để khắc phục các bệnh tâm thần khác nhau do đại dịch Covid-19 gây ra, cần có một chính sách vận hành hệ thống cũng như tăng cường các dịch vụ sức khỏe tâm thần.