Ông Hiện cho biết, do ảnh hưởng tình hình thế giới, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, nguồn cung xi măng vượt xa so với nhu cầu, đồng thời giá nguyên, nhiên liệu đầu vào vẫn ở mức cao. Tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sụt giảm, tồn kho tăng cao, một số nhà máy phải giảm năng suất hoặc thậm chí dừng lò.
Ông Hiện cho hay, cách đây nửa tháng VICEM có cuộc họp với Thủ tướng về những khó khăn của ngành. Thủ tướng chỉ đạo về giải pháp gỡ như làm cầu cạn xây cao tốc, nhà ở xã hội… Tuy vậy, các giải pháp này cần thời gian và chưa thể thực hiện được ngay.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.
VICEM đang phải tự cắt giảm mọi chi phí để có giá thành cạnh tranh tăng sức tiêu thụ xi măng. VICEM cũng hy vọng đến quý IV năm nay, doanh nghiệp sẽ có doanh thu bởi nhu cầu thị trường cuối năm vào mùa. Năm 2025, ngành xi măng sẽ khởi sắc hơn.
Nhìn vào báo cáo 6 tháng đầu năm của Bộ Xây dựng cho thấy, VICEM lỗ 863 tỷ đồng.
Trong năm ngoái, VICEM cũng đã công bố thông tin ghi nhận lỗ hơn 1.100 tỷ đồng, khi nhu cầu tiêu thụ xi măng giảm mạnh.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán, VICEM ghi nhận doanh thu hơn 24.006 tỷ đồng (giảm 19% so với năm 2022). Giá vốn giảm chậm hơn khiến lãi gộp năm 2023 lùi về 1.923 tỷ đồng, chỉ tương đương khoảng một nửa so với cùng kỳ năm trước đó.
Trong khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được tối ưu một phần, chi phí tài chính tiếp tục đội lên 47% (chủ yếu là lãi vay). Công ty còn chịu thêm phần lỗ từ các đơn vị liên doanh, liên kết.
Do đó, VICEM lỗ sau thuế hơn 1.129 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên công ty làm ăn thua lỗ kể từ lúc công bố thông tin năm 2016. Lợi nhuận của doanh nghiệp này đã đi lùi bốn năm liên tiếp. Tính đến cuối năm 2023 lỗ lũy kế là 2.240 tỷ đồng.
Trong những năm qua, đối với "ông lớn" ngành xi măng vay nợ trở thành gánh nặng không nhỏ. Đơn vị kiểm toán cho biết, nợ ngắn hạn của VICEM đang vượt quá tài sản ngắn hạn. Điều này thể hiện các khó khăn về tài chính và trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn trả tại một số công ty con.
Theo tìm hiểu, VICEM là doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng và quản lý 10 nhà máy trên cả nước với 16 dây chuyền sản xuất, công suất 20 triệu tấn clinker và 27 triệu tấn xi măng/năm.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho hay, ngành vật liệu xây dựng trong 3 năm trở lại đây trong đó có xi măng gặp nhiều khó khăn, sản lượng tiêu thụ và doanh thu giảm sút, dẫn đến nguy cơ tác động đến nền kinh tế và sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ghi nhận trong quý I/2024, VICEM Hà Tiên, Bỉm Sơn, Bút Sơn cũng có kết quả kinh doanh không mấy khả quan, thậm chí thua lỗ kéo dài.
Theo đó, Vicem Hà Tiên ghi nhận doanh thu quý đầu năm 2024 giảm gần 12% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 1.495 tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ xi măng trong quý giảm; công ty lỗ sau thuế gần 25 tỷ đồng.
Tương tự, Xi măng Bỉm Sơn ghi nhận doanh thu thuần quý I-2024 đạt 690 tỷ đồng, giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2023 và lỗ sau thuế gần 50 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 48,6 tỷ đồng. Đây là quý thua lỗ thứ 7 liên tiếp của doanh nghiệp kể từ quý III-2022.
Còn VICEM Bút Sơn, ghi nhận doanh thu thuần kỳ đạt gần 515 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ. Do giá vốn cao hơn doanh thu, công ty lỗ gộp 812 triệu đồng.
Sau trừ chi phí, đơn vị này báo lỗ sau thuế 55,48 tỷ đồng, cao gấp hơn 3 lần mức lỗ cùng kỳ, đánh dấu quý lỗ thứ 6 liên tiếp.
Bộ Xây dựng kiến nghị các giải pháp trọng tâm nhằm tháo gỡ khó khăn, trong đó giải pháp chung là đẩy mạnh đầu tư công; tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; tăng cường triển khai đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội; tăng tỷ lệ sử dụng phương án cầu cạn bê tông cốt...
Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật
https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/8090314924361526