Bích Ngọc ·
36 tuần trước
 9147

Từ đầu năm đến giữa tháng 8 ngân hàng đã chi bao nhiêu tiền để mua lại trái phiếu trước hạn?

Tính từ đầu năm đến giữa tháng 8, nhóm ngành dẫn đầu về giá trị mua lại trái phiếu trước hạn là ngân hàng, chiếm 53% tổng giá trị mua lại trước hạn, tương ứng 76.968 tỷ đồng.

Hiệp hội Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết, tính từ đầu tháng 8 đến ngày công bố thông tin 11/8/2023, các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại 695 tỷ đồng trái phiếu.

Bên cạnh đó, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến ngày 11/8 là 145.267 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2022. Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị mua lại, trong đó chiếm 53% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng 76.968 tỷ đồng). Một số ngân hàng đã mua lại lượng lớn trái phiếu có thể kể đến như: BIDV, MSB, TPBank, Techcombank...

Được biết, trong phần còn lại của năm 2023, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 127.816 tỷ đồng. Có 49% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với gần 62.657 tỷ đồng, nhóm ngân hàng theo sau với 24.910 tỷ đồng (chiếm 19,5%).

Nguồn: VBMA

Nhìn vào báo cáo của Bộ Tài chính (ngày 3/8) về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể thấy, tính từ đầu năm đến ngày 28/7, có 36 doanh nghiệp phát hành riêng lẻ với khối lượng 62.300 tỷ đồng (giảm 77,8% so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, chủ yếu là doanh nghiệp bất động sản chiếm đến 54,2%, tiếp đó là tổ chức tín dụng chiếm 31,6%. Có 60,5% trái phiếu phát hành có tài sản đảm bảo.

Bộ Tài chính cho biết, trong bối cảnh thị trường biến động, nhiều doanh nghiệp đã chủ động thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn nhằm tái cơ cấu nguồn vốn, khối lượng mua lại trước hạn là 135.300 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2022 tăng 56,3%.

Về phát hành trái phiếu, theo VBMA, tính đến ngày công bố thông tin 11/8/2023, trong tháng 8 đã có 4 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị 2.300 tỷ đồng.

Theo đó, các đợt phát hành này có lãi suất trung bình 9,8%/năm với kỳ hạn chủ yếu từ 3-5 năm. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 11/8, ghi nhận tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp là 97.488 tỷ đồng, trong đó có 17 đợt phát hành ra công chúng trị giá 16.476 tỷ đồng (chiếm 17,3% tổng giá trị phát hành) và 76 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 81.012 tỷ đồng (chiếm 83,1%).

Hiệp hội Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết, tính từ đầu tháng 8 đến ngày công bố thông tin 11/8/2023, các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại 695 tỷ đồng trái phiếu.

Bên cạnh đó, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến ngày 11/8 là 145.267 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2022. Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị mua lại, trong đó chiếm 53% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng 76.968 tỷ đồng). Một số ngân hàng đã mua lại lượng lớn trái phiếu có thể kể đến như: BIDV, MSB, TPBank, Techcombank...

Được biết, trong phần còn lại của năm 2023, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 127.816 tỷ đồng. Có 49% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với gần 62.657 tỷ đồng, nhóm ngân hàng theo sau với 24.910 tỷ đồng (chiếm 19,5%).

Nhìn vào báo cáo của Bộ Tài chính (ngày 3/8) về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể thấy, tính từ đầu năm đến ngày 28/7, có 36 doanh nghiệp phát hành riêng lẻ với khối lượng 62.300 tỷ đồng (giảm 77,8% so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, chủ yếu là doanh nghiệp bất động sản chiếm đến 54,2%, tiếp đó là tổ chức tín dụng chiếm 31,6%. Có 60,5% trái phiếu phát hành có tài sản đảm bảo.

Bộ Tài chính cho biết, trong bối cảnh thị trường biến động, nhiều doanh nghiệp đã chủ động thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn nhằm tái cơ cấu nguồn vốn, khối lượng mua lại trước hạn là 135.300 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2022 tăng 56,3%.

Về phát hành trái phiếu, theo VBMA, tính đến ngày công bố thông tin 11/8/2023, trong tháng 8 đã có 4 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị 2.300 tỷ đồng.

Theo đó, các đợt phát hành này có lãi suất trung bình 9,8%/năm với kỳ hạn chủ yếu từ 3-5 năm. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 11/8, ghi nhận tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp là 97.488 tỷ đồng, trong đó có 17 đợt phát hành ra công chúng trị giá 16.476 tỷ đồng (chiếm 17,3% tổng giá trị phát hành) và 76 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 81.012 tỷ đồng (chiếm 83,1%).

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu để có những biện pháp phù hợp, kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tới.

Giải pháp nhận được sự thống nhất cao là tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến thị trường, trong đó nhấn mạnh đến phạm vi trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.

Tiếp theo là các giải pháp tiếp tục triển khai các giải pháp về điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho thị trường bất động sản, hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng lưu ý những biện pháp bổ sung như tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu đối với nhà đầu tư, quan trọng nhất là trách nhiệm trả nợ trái phiếu đến hạn.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6753742438018788/?