Bích Ngọc ·
34 tuần trước
 5445

Việc điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua thế nào?

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, việc điều hành chính sách tiền tệ của nước ta đã bị ảnh hưởng bởi điều hành chính sách tiền tệ của các quốc gia khác trên thế giới.

Khó nhất vẫn là điều hành lãi suất

Tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 vào sáng 19/9, vấn đề điều hành chính sách tiền tệ từ nay đến hết năm và đầu năm 2024 đã được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú đã đề cập đến.

Theo đó, Ông Đào Minh Tú cho biết, việc điều hành chính sách tiền tệ chưa bao giờ khó khăn như thời gian qua. Việc điều hành chính sách tiền tệ của các quốc gia khác trên thế giới đã ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam, đặc biệt là sau 2 năm đại dịch COVID-19 và tình hình sản xuất của thế giới.

Chính vì thế, ông Đào Minh Tú cho rằng, thời gian qua việc điều hành chính sách tiền tệ rất linh hoạt, thận trọng, chắc chắn, thực hiện các mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt là phối hợp với các chính sách vĩ mô khác để đảm bảo sự cạnh tranh cũng như đảm bảo sự phấn đấu của các ngân hàng thương mại cùng các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Theo Phó Thống đốc, mong muốn của doanh nghiệp là lãi suất. Việc điều hành lãi suất là khó nhất trong điều hành kinh tế của lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Phó Thống đốc cũng cho biết, đã 4 lần giảm lãi suất điều hành Ngân hàng Nhà nước,cùng với đó tạo dư địa, tạo thanh khoản cho thị trường, cho nền kinh tế, đặc biệt thanh khoản cho các tổ chức tín dụng để tạo dư địa cho các ngân hàng thương mại có giá vốn rẻ để có thể cho vay lãi suất thấp.

Theo Thống đốc Đào Minh Tú, hạn mức tăng trưởng tín dụng chính là công cụ để điều tiết nền kinh tế và điều tiết chung việc tăng trưởng tín dụng để kiểm soát lạm phát. Năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã nới rất rộng, tạo thông điệp rằng tín dụng sẵn sàng hỗ trợ và mở rộng cho các doanh nghiệp.

Cũng theo khẳng định của ông Đào Minh Tú, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì quan điểm điều hành như vậy trong thời gian tới. Chính vì thế, cần phải tìm điểm cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá và điều hành chặt chẽ, hợp lý. Đó cũng là thành công của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành thời gian qua để giữ tỷ giá và lãi suất để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Về lĩnh vực tín dụng, dưới sự chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra nhiều giải pháp, trong đó hạ lãi suất của ngân hàng thương mại; giãn/hoãn cho những khoản nợ, khoản lãi đến hạn mà chưa trả được thì được kéo dài ít nhất 1 năm; cắt bỏ chi phí, rào cản, thủ tục, phí, điều kiện tiếp cận của ngân hàng thương mại.

Ông Đào Minh Tú cho hay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, thể chế nhằm tạo điều kiện hơn nữa, giúp thông thoáng cho các ngân hàng thương mại cho vay và ứng dụng công nghệ trong thời gian qua…

Cẩn trọng về các chính sách tài chính

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng, thời giai đoạn vừa qua, bộ đã thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí cùng các loại thu ngân sách nhà nước; thực hiện cải cách hành chính, triển khai hóa đơn điện tử trong một số lĩnh vực.

Ngoài ra, thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công; tăng chi để kích cầu nền kinh tế... Qua đó góp phần giúp cho nhiều doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đồng thời giữ ổn định cho nền kinh tế. Kết quả là kinh tế của nước ta vẫn được đánh giá là điểm sáng của kinh tế khu vực và thế giới.

Ông Jochen Schmittmann - đại diện thường trú Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho rằng, ngân hàng nhà nước phải cẩn trọng về các chính sách tài chính, về các vấn đề lãi suất, thị trường liên ngân hàng.

Theo ông Jochen Schmittmann, cần phải tăng cường thực thi chính sách, giải quyết điểm nghẽn đầu tư công, đặc biệt sử dụng đất.

Ngoài ra, cần tìm lại niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài và cả trong nước vào Việt Nam. Tăng cường các cơ chế tái cơ chế cơ cấu doanh nghiệp, đồng thời xây dựng khuôn khổ thanh lý doanh nghiệp; các biện pháp giải quyết nợ mà không cần qua Tòa án, có các biện pháp thanh lý nợ hợp lý.

Quan trọng là phải có pháp luật ổn định, nhất quán liên quan đến đầu tư; để bảo đảm niềm tin cho các doanh nghiệp thì cần đầu tư vào điện, cơ sở hạ tầng, giảm thuế, chi phí doanh nghiệp…

Bên cạnh đó, cần thêm các nỗ lực để tăng cường khả năng quản trị, ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia, đảm bảo sự chắc chắn của pháp luật.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6860298004029897/?