Sau 1 năm bán ròng gần 4.2 triệu cp, mới báo cáo kết quả giao dịch, vào thời điểm đó, bà Hạnh đã giao dịch chui cổ phiếu vì không có bất kỳ thông báo giao dịch nào trước đó.
Theo đó, bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, vợ Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HOSE: ITA) Đặng Quang Hạnh đã mua vào 1,1 triệu cổ phiếu ITA sau đó bán ra gần 5,3 triệu đơn vị.
Bà Hạnh giảm sở hữu tại ITA từ 4,2 triệu cổ phiếu (0.45%) về còn 81 cổ phiếu sau giao dịch, các giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.
Dù việc mua bán trên của bà Hạnh đã xảy ra hơn 1 năm, trong khoảng thời gian từ ngày 6/6 - 5/9/2022 thế nhưng đến nay bà Hạnh mới có báo cáo giao dịch.
Theo tìm hiểu, ông Đặng Quang Hạnh là em trai của bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT ITA.
Bên cạnh đó, CTCP Truyền thông Giải trí và Sản xuất Media Ban Mai cũng vừa công bố việc đã bán thành công hơn 4,57 triệu cổ phiếu ITA theo phương thức thỏa thuận. Đáng lưu ý, giao dịch này đã thực hiện từ cách đây gần 1 năm (từ 22-27/12/2022).
Sau giao dịch, tổ chức này giảm sở hữu tại ITA từ hơn 30,15 triệu cổ phiếu (3,21%) xuống còn 25,58 triệu cổ phiếu (2,73%).
Media Ban Mai chính là tổ chức do ông Nguyễn Trọng Dũng làm Tổng giám đốc cũng là người phụ trách quản trị của ITA.
Đáng nói, hai giao dịch này đều không có thông báo đăng ký giao dịch trước. Trong khi đó, đây cũng là giai đoạn cổ phiếu ITA tăng trần 5 phiên liên tiếp (từ 28/11 - 2/12) và ITA lên tiếng cho rằng công ty hoàn toàn không có thông tin gì bất thường.
Hiện tại, cổ phiếu ITA đang giao dịch quanh mốc 5.910 đồng/cp (ghi nhận mức giảm nhẹ hơn 3% trong vòng 1 năm qua). Thanh khoản cũng khá sôi động, bình quân hơn 5,5 triệu cổ phiếu được sang tay mỗi phiên.
Về tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm nay, ITA ghi nhận doanh thu thuần 142 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 62%. Lãi ròng gần 36 tỷ đồng, (giảm 72% so với cùng kỳ). ITA cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do tăng chi phí tài chính để trích lập dự phòng đầu tư tài chính khiến lợi nhuận giảm so với cùng kỳ.
Việc bán “chui” cổ phiếu ảnh hưởng thế nào đến thị trường?
Nhiều “ông lớn” để đầu cơ trục lợi đã bán chui cổ phiếu mà không báo cáo hay công bố bất kỳ thông tin nào, điều này gây tâm lý bức xúc các nhiều nhà đầu tư. Việc bán chui cổ phiếu tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và khi đó sự minh bạch của thị trường chứng khoán không được đảm bảo.
Được biết, mua bán chui cổ phiếu là hiện tượng chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng hay những người liên quan (người nội bộ của doanh nghiệp, chồng, vợ, con, bố mẹ đẻ...) giao dịch mua bán cổ phiếu mà không đăng ký trước theo quy định.
Nếu thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc hoặc các cổ đông lớn công bố bán cổ phiếu với số lượng và giá trị lớn so với số cổ phần họ nắm giữ khi đó sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khoán vì điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý đầu tư.
Giá giao dịch thường giảm, cầu cũng giảm, nếu muốn bán được giá thì việc bán cổ phiếu số lượng lớn cần phải diễn ra trong khoảng thời gian dài, còn nếu như bán trong thời gian ngắn thì giá giảm sâu, không thu được nhiều tiền.
Từ đó mới có hiện trạng cố tình bán chui cổ phiếu để mang lại giá trị cao nhất cho người bán. Có thể nói, hành vi cố tình bán chui cổ phiếu là hành vi lừa đảo các nhà đầu tư khi đã che giấu thị trường, che giấu những nhà đầu tư chứng khoán về hành vi lén lút của mình.
Các nhà đầu tư nhỏ lẻ ít nhiều sẽ bị thiệt hại bởi các giao dịch này và từ đó nhà đầu tư ngại giao dịch hơn.
Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật
https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6838399749553056/?