Bích Ngọc ·
35 tuần trước
 8780

Thời điểm hiện tại cơ hội đầu tư cổ phiếu ngân hàng ra sao?

Trong nửa đầu năm 2023, sự giảm tốc trong kết quả kinh doanh của các nhà băng đã được đã được nhiều chuyên gia dự báo từ trước. Các chuyên gia cũng kỳ vọng nửa sau của năm 2023 về thu nhập cũng như lợi nhuận của ngành sẽ có những diễn tiến khả quan hơn.

Cổ phiếu ngân hàng vẫn còn dư địa tăng trưởng?

Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), với kịch bản phần lớn hoạt động kinh tế sẽ hồi phục từ cuối năm 2023 và khả quan trong năm 2024, cổ phiếu ngân hàng vẫn còn dư địa tăng trưởng về giá ở mức P/B hiện tại.

Chuyên gia của VDSC cho biết, sau khi có hướng tháo gỡ cho các nút thắt về trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và bất động sản (BĐS) thì định giá ngành đã phục hồi tương đối. Hiện tại mức P/B của ngành ngân hàng tương đương giai đoạn 2016 – 2017 khi thị trường BĐS bắt đầu khởi sắc sau giai đoạn dài trầm lắng. Do đó, VDSC cũng kỳ vọng các hoạt động kinh tế sẽ cho thấy sự phục hồi rõ rệt hơn để nhóm cổ phiếu ngân hàng được tái định giá lên mặt bằng cao hơn..

Chính sách hỗ trợ cho thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp giúp rủi ro nợ xấu tăng cao ở một số ngân hàng thương mại được trì hoãn và có thể không hiện thực hóa. Các ngân hàng thương mại nhóm 1 như Techcombank và MB khi đó sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thể hiện rõ ưu tiên mục tiêu giảm lãi suất nhằm hỗ trợ phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lạm phát  được kiểm soát ổn định và tạo đỉnh trong quý I/2023; nhu cầu tín dụng chững lại với tăng trưởng tín dụng thấp trong nửa đầu năm và đồng USD hạ nhiệt cùng với nhu cầu nhập khẩu suy yếu tạo điều kiện để tăng cường dự trữ ngoại hối thời điểm đầu tháng 5/2023 ghi nhận khoảng hơn 92 tỷ USD.

Nguồn ảnh: Internet.

Ngoài ra, lãi suất liên ngân hàng đã giảm mạnh và dao động ở mức thấp cùng với khối lượng giao dịch lớn cũng cho thấy sự dồi dào về thanh khoản trong hệ thống.

Với các đợt giảm lãi suất điều hành của NHNN kể từ tháng 3 đến đến tháng 6, lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng đã giảm (từ 6% xuống còn 4,75%). Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn cũng lần lượt giảm (từ 3,5% và 6% xuống 3% và 4,5%). Các loại lãi suất này đã quay trở lại mức trước giai đoạn căng thẳng thanh khoản do biến động trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi NHNN tăng lãi suất điều hành vào tháng 10/2022.

Có khả năng chi phí huy động đạt đáy vào quý III?

Các chuyên gia phân tích dự báo, trong quý III chi phí huy động sẽ bắt đầu giảm dần do phần lớn cấu trúc huy động của hầu hết các nhà băng là tiền gửi kỳ hạn ngắn từ 3 đến 6 tháng nên sẽ phản ánh rõ ràng hơn tác động của việc cắt giảm lãi suất tiền gửi niêm yết kể từ tháng 3.

Hiệu ứng này vẫn sẽ tiếp diễn trong quý IV khi chi phí huy động dự kiến sẽ duy trì đi ngang hoặc vẫn có thể giảm nhẹ nếu NHNN thông báo một đợt cắt giảm lãi suất nữa. 

Do gần đây nhóm Big4 đã tiếp tục giảm các mức lãi suất tiền gửi niêm yết có hiệu lực từ giữa tháng 7, có thể chi phí huy động của nhóm này sẽ giảm mạnh hơn.

VDSC cho hay, với việc chi phí huy động bắt đầu giảm dần từ quý II và có khả năng trong quý III đạt đáy, dự phóng lãi suất cho vay sẽ đi theo xu hướng giảm với tốc độ chậm hơn kể từ quý III do độ trễ trong việc tái định lãi suất khoảng 3 đến 6 tháng.

Bên cạnh đó, mặc dù NIM có thể phục hồi so với quý I và quý II, tuy vậy cho cả năm 2023 NIM sẽ ghi nhận giảm phân hóa theo từng nhóm ngân hàng. Động lực tăng trưởng thu nhập ngoài lãi hạ nhiệt khiến tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng ở mức thấp so với quá khứ trước khi quay lại quỹ đạo tăng trưởng vào năm 2024.

Nguồn ảnh: Internet.

Những nhà băng cho vay đối với các nhà phát triển BĐS có tăng trưởng tín dụng vượt trội?

VDSC cũng dự báo mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành sẽ phục hồi vào khoảng 12% cho cả năm 2023. Trong đó, tín dụng liên quan đến bất động sản là động lực của tổng tăng trưởng tín dụng trong nhiều năm (chiếm khoảng 20% dư nợ tín dụng).

Vì vậy, việc lãi suất cho vay đối với các khoản vay mua nhà trở về mức ưu đãi, các dự án sắp chào bán vào cuối năm 2023 có thể sẽ tiếp tục là động cơ thúc đẩy nhu cầu tín dụng của các nhà phát triển và cá nhân ở nửa sau năm 2023 và 2024.

Nguồn ảnh: Internet.

Cũng theo VDSC, hầu hết ngân hàng tăng trưởng tín dụng thấp hơn cùng kỳ năm trước, tuy vậy những ngân hàng cho vay đối với các nhà phát triển BĐS cho thấy tăng trưởng tín dụng vượt trội hơn trong khi các nhà băng có tỷ trọng khối khách hàng cá nhân cho thấy sự chậm lại.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6805043846221980/?