Bích Ngọc ·
15 tuần trước
 9829

Cho vay tiêu dùng đã "thoát đáy" chưa?

Năm qua, thị trường tài chính tiêu dùng đã trải qua thách thức nhất trong thập kỷ khi nợ xấu tăng cao, nhu cầu vay giảm sút.

Theo đó, tại báo cáo cập nhật mới nhất về thị trường tài chính tiêu dùng của Fiingroup, các chuyên gia nhận định rằng thị trường tài chính tiêu dùng của nước ta đã trải qua năm thách thức nhất trong thập kỷ qua do bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm, môi trường kinh doanh tín dụng gặp nhiều khó khăn.

Tổng dư nợ cho vay của các công ty tài chính tiêu dùng cuối năm 2023 đã thu hẹp hơn 9% so với năm trước trong bối cảnh nhu cầu tín dụng yếu, chất lượng tín dụng của người vay giảm sút, tỉ lệ nợ xấu gia tăng dẫn đến các tổ chức tín dụng buộc phải thắt chặt các điều kiện cho vay hơn.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Từ mức tăng trưởng xấp xỉ gần 30% vào năm 2019, tín dụng tiêu dùng tăng trưởng trồi sụt rồi giảm 9,1% vào năm 2023. Năm 2023 được xem là năm khó khăn nhất trong khoảng một thập kỷ qua. Theo đó, thu nhập của các công ty sụt giảm mạnh, lợi nhuận cũng bị âm khi nhiều công ty báo lỗ hàng ngàn tỉ đồng.

Các công ty tài chính có tỉ lệ nợ xấu trung bình tăng cao từ khoảng 3% lên tới khoảng 11% vào năm 2023....

Tuy vậy, đến thời điểm này, thị trường tài chính tiêu dùng của nước ta được dự báo đã chạm đáy và đang chuẩn bị cho một chu kỳ tăng trưởng mới dù còn khó khăn. Những tiềm năng phục hồi nhờ nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng dự báo phục hồi tích cực trong nửa cuối năm nay.

Các chuyên gia của Fiingroup cho rằng trong ngắn hạn con đường phục hồi sẽ được hỗ trợ bởi các dấu hiệu tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm sự hồi phục của ngành sản xuất và xuất khẩu dự kiến sẽ cải thiện chất lượng tín dụng và nhu cầu tín dụng của công nhân, lao động động phổ thông, những người có thu nhập từ thấp đến trung bình.

Đáng chú ý, sau một loạt các giao dịch mua bán, sáp nhập trên thị trường, với sự đổi chủ của các công ty tài chính, thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến sự tham gia mạnh hơn của nhà đầu tư nước ngoài, cùng với xu hướng thoái vốn của một số ngân hàng nội địa khỏi các chi nhánh tài chính tiêu dùng của họ.  

Lãi suất cho vay sẽ tăng chậm hơn lãi suất huy động?

Mặc dù tín dụng đã cải thiện nhưng trong 6 tháng đầu năm vẫn còn nhiều NHTM có mức tăng trưởng tín dụng âm. Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm, NHNN đã đề nghị các NHTM tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tạo sự hài hòa giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Tuy vậy, hiện mặt bằng lãi suất tiền gửi đã tăng, thị trường lo ngại trong thời gian tới lãi suất cho vay sẽ tăng theo.

Theo ông Trần Ngọc Báu - Giám đốc Công ty CP Dữ liệu và Công nghệ tài chính WiGroup, không có nhiều bất ngờ khi lãi suất huy động tăng trở lại bởi điều này đã được giới chuyên môn dự báo từ cách đây 3-6 tháng và sẽ chỉ tăng khoảng 0,5%-1%/năm, sau đó duy trì hoặc giảm vào năm sau.

Tuy vậy, nhiều khả năng lãi suất cho vay sẽ tăng chậm hơn lãi suất huy động. Ông Trần Ngọc Báu cho rằng, lãi suất duy trì thấp quá lâu sẽ để lại những hệ lụy cho doanh nghiệp, ngân hàng và nền kinh tế về sau, do đó giải pháp phù hợp là tiếp tục khơi thông các kênh dẫn vốn để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đa kênh hơn; đảm bảo sự ổn định vĩ mô, chính sách tiền tệ và tỷ giá. Cũng lưu ý rằng việc gây sức ép lên hệ thống ngân hàng để lãi suất cho vay không tăng sẽ có thể để lại hậu quả là ngân hàng cho vay chậm lại và bóp méo cơ chế thị trường.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/8040268839366135