Bích Ngọc ·
29 tuần trước
 8812

Cổ phiếu liên tục giảm sàn 5 phiên liên tiếp, chuyện gì đang diễn ra ở Vneco?

Tính từ cuối tháng 9 đến nay, cổ đông lớn tổ chức của Vneco đã bán ra hàng triệu cổ phiếu. Một lãnh đạo của doanh nghiệp này bị bán giải chấp khi mã chứng khoán VNE liên tục giảm sàn mất thanh khoản.

Trong vòng 10 phiên giao dịch qua, cổ phiếu Tổng công ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam (Vneco, HoSE: VNE) liên tục giảm giá, giảm 35,6% (từ 11.600 đồng/cp xuống 7.470 tỷ đồng). Trong đó 5 phiên gần nhất giảm sàn "thanh khoản", với dư bán sàn hàng triệu đơn vị.

VNE bất ngờ lao dốc trong bối cảnh CTCP Malblue - cổ đông lớn đang liên tục bán ra hàng triệu cổ phiếu VNE từ cuối tháng 9 đến nay. Malblue là doanh nghiệp có liên quan đến ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT. Ông Tuấn đang sở hữu 3,8 triệu cổ phiếu VNE với tỷ lệ 4,3%.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Theo đó, từ này 13/9 đến 3/10 Malblue đã bán 4,6 triệu cổ phiếu VNE. Từ 12/10 đến 9/11 doanh nghiệp đăng ký bán tiếp 3,6 triệu cổ phiếu. Nếu giao dịch thành công, Malblue sẽ giảm sở hữu từ 11,1 triệu đơn vị xuống 2,9 triệu đơn vị, tỷ lệ 12,28% vốn xuống 3,2% vốn. Mục tiêu là để tái cấu trúc khoản đầu tư.

Bên cạnh việc cổ đông tổ chức bán, từ ngày 19/9 đến 13/10 ông Trần Văn Huy - Phó Tổng giám đốc cũng vừa bán ra 100.000 cổ phiếu để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Sau giao dịch, ông Huy còn sở hữu 4.500 cổ phiếu VNE.

Được biết, diễn biến cổ phiếu tiêu cực đã dẫn đến việc một lãnh đạo của doanh nghiệp bị bán giải chấp cổ phiếu. Theo đó, vào ngày 17/10 ông Trần Quang Cần - Phó Chủ tịch HĐQT đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp 391.500 cổ phiếu, đây là thời điểm VNE bắt đầu giảm sàn. Sau giao dịch, ông Cần còn sở hữu 6,7 triệu cổ phiếu (chiếm 8,19% vốn).

Theo tìm hiểu, Vneco hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật, xây lắp, cung cấp thiết bị trọn gói, chuyển giao công nghệ và đầu tư các dự án về nguồn điện, hệ thống lưới điện cho ngành điện, công nghiệp và hạ tầng. Doanh nghiệp cổ phần hóa vào năm 2005 và đưa cổ phiếu lên niêm yết HoSE vào năm 2007.

Cơ cấu cổ đông VNE khá phân tán với 3 cổ đông lớn, cổ đông tổ chức lớn duy nhất là Malblue. 2 cổ đông lớn còn lại là cá nhân La Mỹ Phượng (5,76%) và Trần Quang Cần (8,19%).

Về hoạt động kinh doanh, trong nửa đầu năm, Vneco báo cáo doanh thu giảm 64% (xuống 475 tỷ đồng). Trong đó, doanh thu hoạt động xây lắp điện giảm 79% (xuống 740 tỷ đồng), doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 31% (xuống 124 tỷ đồng). Chính vì thế, lãi ròng giảm phân nửa (xuống 3,2 tỷ đồng).

Theo lý giải của công ty, một số công trình còn tiếp tục vướng các thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng thi công, tiền thanh toán từ các chủ đầu tư về chậm ảnh hưởng đến việc chậm giải ngân thanh toán vốn cho nhà thầu, nhà cung cấp vật tư, thiết bị…Do đó, công ty đã không đẩy nhanh được tiến độ thi công các công trình để nghiệm thu kịp thời với các chủ đầu tư, doanh thu giảm mạnh.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) vừa có công văn yêu cầu Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam (mã chứng khoán VNE) về việc cổ phiếu VNE đã giảm sàn 5 phiên liên tiếp (từ ngày 17-23/10).

Theo HOSE, căn cứ quy định tại Khoản 14 Điều 11 Thông tư 96/2020/TT-BTC về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau: Trường hợp công ty nhận biết được sự kiện, thông tin làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán của chính công ty, công ty phải xác nhận hoặc đính chính về sự kiện, thông tin đó.

Căn cứ công văn số 2828/UBCK-VP ngày 16/5/2022 của Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước về việc SGDHCM yêu cầu tổ chức niêm yết trong thời hạn 24 giờ kể từ khi giá cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn từ 5 phiên liên tiếp trở lên phải báo cáo, công bố các thông tin liên quan đến công ty có ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu.

Do đó, HOSE đề nghị Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam thực hiện công bố thông tin theo quy định nêu trên.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6994071453985884/?