Được biết, đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có bảo đảm và xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp với tổ chức phát hành, với kỳ hạn 60 tháng. Thời gian nhận đăng ký đặt mua từ 12/1/2023-20/2/2023. Đại lý phát hành là TCBS.
Tập đoàn Masan thời gian qua dồn dập huy động vốn qua kênh trái phiếu với mục đích đảo nợ. Mới đây,, ngày 26/12/2022, HĐQT MSN đã phê duyệt hồ sơ đăng ký cho lô trái phiếu có tổng mệnh giá 4.000 tỷ đồng, với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ.
Trong đó, 2.000 tỷ đồng sẽ được Masan dùng đồng huy động được để thanh toán một phần hoặc toàn bộ khoản gốc đến hạn của các trái phiếu BondMSN022023 (mã MSN12001) với tổng mệnh giá 2.000 tỷ đồng đã được phát hành ngày 30/3/2020 và đáo hạn 30/3/2023.
CTCP Tập đoàn Masan chào bán 700 tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Với 2.000 tỷ đồng còn lại, Masan dùng để thanh toán một phần hoặc toàn bộ khoản gốc đến hạn của các trái phiếu BondMSN032023 (mã MSN12003) với tổng mệnh giá 3.000 tỷ đồng đã được phát hành ngày 12/5/2020 và đáo hạn 12/5/2023.
Vào tháng 11/2022, Masan đã thực hiện thành công đợt huy động trái phiếu riêng lẻ trị giá 1.700 tỷ đồng với kỳ hạn 5 năm cho các nhà đầu tư đa quốc gia. Số tiền thu được dùng để thanh toán cho toàn bộ hoặc một phần khoản nợ 18 lô trái phiếu phát hành năm 2020.
Trước đó, trong tháng 9 Masan đã huy động thành công hai lô trái phiếu với giá trị lần lượt là 700 tỷ đồng và 800 tỷ đồng. Hai lô trái phiếu này đều có kỳ hạn 60 tháng, đáo hạn vào ngày 21/9/2027, dùng để thanh toán một phần gốc của trái phiếu BondMSN012023 phát hành vào ngày 9/3/2020 và đáo hạn ngày 9/3/2023. Thời gian dự kiến sử dụng vốn là quý 1/2023.
Masan cũng thông báo đã mua lại 1.700 tỷ đồng trái phiếu trước hạn vào ngày 12/12. Đợt mua này gồm 18 mã trái phiếu này được phát hành vào 27/8/2020 và dự kiến đáo hạn đến ngày 27/8/2023.
Các lô này tổng giá trị tính theo mệnh giá 95 tỷ đồng và đều có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Trong đó, Masan mua lại toàn bộ giá trị của 17 mã trái phiếu nhưng riêng lô MSNH2023023 chỉ mua lại 85 tỷ đồng, còn 10 tỷ đồng chưa mua lại.
Trong báo cáo phân tích doanh nghiệp cập nhật cuối tháng 12/2022, Chứng khoán Vietcombank (VCBS), cấu trúc nợ vay của MSN đến cuối tháng 9/2022 khá cân bằng với tổng nợ là 60.931 tỷ đồng. Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp chiếm 56% (33.898 tỷ đồng) và vay ngân hàng chiếm 43,8% (26.741 tỷ đồng). Vay ngắn hạn là 40.144 tỷ đồng và vay dài hạn là 20.700, nợ đến hạn trong vòng 12 tháng là 26.167 và dư nợ bằng đồng USD là khoảng 12.368 tỷ đồng.
Theo VCBS, về dòng tiền MSN sẽ không gặp vấn đề lớn. Trong báo cáo tài chính quý 3/2022, nợ dài hạn đến hạn trả trong vòng 12 tháng của MSN là 26.167 tỷ đồng, trong đó tiền và tương đương tiền cuối kỳ là 7.724 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cùng với khoảng 16.500 tỷ đồng mới huy động tháng 11/2022 (vay 600 triệu USD và phát hành 1.700 tỷ đồng trái phiếu bằng VND), MSN cần chuẩn bị lượng tiền mặt khoảng 8.000 tỷ đồng để đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến quý 3/2023. Ước tính này chưa bao gồm số tiền cần cho đầu tư tài sản cố định. Tuy nhiên, VCBS cho rằng với khả năng huy động vốn của MSN, đây sẽ không phải thách thức lớn.
Công ty được thành lập vào tháng 11 năm 2004 dưới tên là Công ty Cổ phần Hàng Hải Ma San. Tháng 8 năm 2009, công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San. Masan có mã niêm yết thành công tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vào ngày 5/11/2009. Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan là tên gọi chính thức của công ty và được đổi vào tháng 07 năm 2015. |