Bão KOINU tiến vào biển Đông, trở thành bão số 4 trong năm 2023
Theo Trung tâm Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 19 giờ ngày 05/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,0 độ Vĩ Bắc; 119,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 560km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10km/h.
Đến 19h, ngày 6/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,2 độ vĩ bắc; 117,5 độ kinh đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 310km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 13, di chuyển theo hướng Tây, khoảng 10km/h và suy yếu dần.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Quy hoạch Thủ đô: Loại bỏ nhà thấp tầng tại Hà Nội có khả thi?
Đề xuất này ngay lập tức đã gây ra làn sóng tranh cãi trong dư luận. Nhiều người cho rằng, ý tưởng loại bỏ nhà thấp tầng trong nội thành Hà Nội của các chuyên gia dù hay nhưng rất khó thực hiện vì không có nguồn vốn và cơ sở pháp lý.
Cụ thể, nhóm chuyên gia đề xuất loại bỏ nhà thấp tầng trong khu lõi của Thủ đô, trừ những khu vực xác định là khu vực nội đô lịch sử với những công trình kiến trúc có giá trị văn hóa lịch sử: nhà cổ, biệt thự cũ và công trình kiến trúc khác có ý nghĩa quan trọng như kiến trúc cổ, kiến trúc châu Âu. Nhóm chuyên gia đánh giá việc này vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, vừa mở rộng được hệ thống hạ tầng.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Đã có 62 dự án điện tái tạo chuyển tiếp được phê duyệt giá tạm
Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến ngày 29/9/2023 đã có 62 dự án năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp với tổng công suất 3.399,41MW đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm, tăng thêm 2 dự án so với tuần trước là Nhà máy điện gió Tân Ân 1 - Giai đoạn 2021 – 2025 và Nhà máy điện gió Công Lý Sóc Trăng – Giai đoạn 1.
Số lượng dự án đã gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện vẫn là 81/85 dự án, với tổng công suất 4.597,86MW. Có 68 dự án đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023 của Bộ Công Thương. EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 62/68 dự án.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Điểm tên những vụ án khai tác cát trái phép quy mô lớn
Những năm gần đây tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép hoặc khai thác quá mức tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái, gây khó khăn cho công tác phòng, chống thiên tai là một trong những vấn đề gây bức xúc trong dư luận, nhất là những hộ dân sống ven sông. Việc hút cát, sỏi theo kiểu tận thu, bừa bãi khiến đáy sông bị hạ thấp, làm dòng chảy biến dạng kéo theo hàng loạt sự cố xói lở bãi sông, đê, bờ kè, không chỉ làm thất thoát tài nguyên, thất thu thuế của Nhà nước mà còn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đê kè, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài sản, tính mạng và cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Các đối tượng thường lợi dụng giấy phép khai thác cát hợp pháp, giấy phép nạo vét luồng lạch để khai thác vượt phạm vi, quá số lượng và sử dụng sai mục đích. Khi bị bắt giữ thì tìm cách hợp thức hóa giấy tờ thông qua hợp đồng mua bán mỏ, thuê khai thác, thuê vận chuyển hoặc lấy lý do trời tối, sóng gió nên khó xác định chính xác tọa độ dẫn tới khai thác nhầm vị trí, phạm vi...
Xem thêm TẠI ĐÂY
Cấm khai thác cát, sỏi tại những khu vực nào?
Nghị định số 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ nhấn mạnh đến các quy định cụ thể về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, quản lý các hoạt động cải tạo lòng, bờ, bãi sông, xây dựng công trình thuỷ, khai thác cát sỏi trên sông.
Nghị định này quy định về quy hoạch, thăm dò, khai thác; kinh doanh, tập kết, vận chuyển cát, sỏi lòng sông, bao gồm cả cát, sỏi ở lòng hồ, cửa sông (gọi chung là cát, sỏi lòng sông) và công tác bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hồ.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh, Ngân hàng Nhà nước liên tục hút tiền về
Nhìn vào dữ liệu cập nhật gần nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính tới ngày 4/10, lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn chủ chốt là qua đêm (chiếm đến trên 90% giá trị giao dịch trên thị trường liên ngân hàng) đã tăng lên 1,13%/năm, tăng đến gấp 9 lần so với cuối tuần trước (0,15%/năm vào ngày 28/9).
Bên cạnh đó, phần lớn các kỳ hạn khác cũng tăng khá mạnh. Chẳng hạn kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng cũng tăng lần lượt lên 1,22%/năm, 1,88%/năm và 1,52%/năm (từ các mức lần lượt 0,3%/năm; 0,55%/năm và 1,14%/năm ngày 28/9). Còn với kỳ hạn 9 tháng tăng từ 6,62%/năm lên 7,32%/năm.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Bộ Tài chính cùng Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc bán bảo hiểm qua ngân hàng
Hôm qua (ngày 5/10), Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) và Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) đã tổ chức lễ Ký kết quy chế phối hợp tại trụ sở Bộ Tài chính.
Tham dự lễ ký, về phía Bộ Tài chính có ông Cao Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Tài chính; ông Ngô Việt Trung - Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cùng đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Phía NHNN có ông Đoàn Thái Sơn – Phó Thống đốc NHNN; ông Nguyễn Tuấn Anh – Quyền Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng; bà Lê Thị Thúy Sen – Vụ trưởng Vụ Truyền thông cùng đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, NHNN.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Cập nhật tình hình thanh tra các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Theo đó, ông Doãn Thanh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, đơn vị đã hoàn thành thanh tra hai doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (AIA và Dai-ichi).
Hiện Bộ Tài chính đang thanh tra doanh nghiệp Manulife cùng một doanh nghiệp khác. Từ nay tới cuối năm, theo kế hoạch Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo ông Doãn Thanh Tuấn, đối với việc thực hiện kết luận thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mà Bộ Tài chính đã công bố vào ngày 30/6 vừa qua, cơ bản các doanh nghiệp đã chấp hành.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Chứng khoán vào diện cảnh báo, Công ty xây lắp III Petrolimex nói gì?
Theo giải trình gửi UBCK nhà nước, Công ty xây lắp III Petrolimex (Penjico) giải trình nguyên nhân kết quả sản xuất 9 tháng đầu năm 2023 lỗ luỹ kế. Tại thời điểm 31/12/2022 chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính lỗ luỹ kế là 7,865 tỷ đồng.
Trong 9 tháng đầu năm 2023 giá trị sản lượng và doanh thu vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch lợi nhuận, dự kiến lợi nhuận sau thuế tính đến 30/9/2023 là lỗ 14 tỷ.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Dự đoán phân khúc bất động sản nào sẽ hồi phục nhanh nhất?
Theo đó, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc kinh doanh cho hay, dù sụt giảm mạnh nhưng loại hình đất nền vẫn luôn là phân khúc thu hút sự quan tâm lớn ở thị trường bất động sản Việt Nam. Theo một khảo sát của Batdongsan.com.vn phân khúc này chiếm đến 28% tỷ trọng lựa chọn mua của khách hàng. Trong đó, nhà đầu tư lựa chọn sẽ xuống tiền mua đất nền chiếm 46%, còn 32% nhóm khách hàng có nhu cầu mở rộng không gian sống cũng chọn đất nền để mua vào.
Về biến động giá, tính từ 2018 đến nay đất nền đã có sự tăng trưởng liên tục về giá. Được biết, trong quý III/2023 giá đất nền trên cả nước tăng 38% so với cùng kỳ 2018, có giá đất nền tăng mạnh nhất cả nước là thị trường phía Nam với gần 71%, còn các tỉnh phía Bắc ghi nhận mức tăng tầm 51% trong 6 năm qua.
Xem thêm TẠI ĐÂY