Vì sao phải điều chỉnh quy hoạch Thủ đô?
Theo Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội phải trở thành thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.
Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8,0-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000-13.000 USD. Tầm nhìn đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Tháng 4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể, Thủ tướng giao UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và cơ quan liên quan nghiên cứu quy hoạch các khu đô thị hiện đại, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ tại khu vực: Đông Anh, Gia Lâm, Yên Viên và Long Biên; hạn chế tối đa việc xây dựng các công trình thấp tầng góp phần giảm tải dân số trong khu vực nội đô lịch sử từ 1,26 triệu dân xuống còn 0,8 triệu dân…
Xem thêm TẠI ĐÂY
Bộ Công Thương nói lý do đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần
Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng thông tin thêm về đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần, khi dự thảo quyết định thay thế Quyết định 24/2017 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.
Hiện nay, cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện được thực hiện theo Quyết định 24/2017 và áp dụng theo quy tắc thời gian giữa 2 lần điều chỉnh là 6 tháng. Việc điều chỉnh giá điện nếu cơ quan quản lý rà soát, kiểm tra và xác định các chi phí đầu vào khiến giá thành điện tăng từ 3% trở lên.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Chính phủ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 đạt khoảng trên 5%
Trong gần 1 năm vừa qua kinh tế thế giới tiếp tục hồi phục bấp bênh do gặp những “cơn gió ngược” như hệ quả của đại dịch Covid-19, căng thẳng địa chính trị, tình trạng lạm phát kéo dài… Đã tác động đáng kể đế kinh tế Việt Nam, kéo theo những rủi ro như thị trường bị thu hẹp, sụt giảm đơn hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng và biến động giá cả của các mặt hàng chiến lược cùng với sức ép lớn về tỷ giá, ổn định vĩ mô.
Trên cơ sở kết quả của 9 tháng, Chính phủ ước tính cả năm 2023 có 5/15 chỉ tiêu không đạt được mục tiêu đề ra; tăng trưởng kinh tế giảm tốc; công nghiệp chế biến chế tạo gặp nhiều khó khăn; một số điểm nghẽn chưa được tháo gỡ hiệu quả; nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn; doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh…
Xem thêm TẠI ĐÂY
Loạt công ty bảo hiểm nhân thọ thay Tổng Giám đốc
Mới đây, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam đã có thông báo bổ nhiệm bà Nguyễn Phương Anh vào vị trí Tổng giám đốc Công ty.
Generali Việt Nam cho hay, trong ngành bảo hiểm nhân thọ và ngân hàng bà Nguyễn Phương Anh đã nắm giữ nhiều vai trò lãnh đạo cấp cao khác nhau, ở đa dạng các lĩnh vực và kênh phân phối bao gồm ngân hàng bán lẻ, thương mại kỹ thuật số, tiếp thị, huấn luyện đào tạo các kênh phân phối, kênh hợp tác ngân hàng và đại lý tổ chức.
Trước đó, bà Nguyễn Thị Hồng Thanh (Tina Nguyễn) sau gần 7 năm đảm nhiệm đã từ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Generali Việt Nam. Ngày 17/7, bà Tina Nguyễn đã được Manulife Việt Nam chính thức bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của Công ty.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Xử lý nghiêm nhà thầu yếu kém khi xây sân bay Long Thành
Tại buổi làm việc với chủ đầu tư dự án và các bộ, ngành, địa phương ngày 16/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, dự án sân bay Long Thành là công trình thế kỷ, có quy mô rất lớn, tính chất phức tạp, yêu cầu rất cao về chất lượng, công nghệ. Do đó, chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan tư vấn, giám sát rà soát, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại có thể gây rủi ro, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của công trình để có phương án dự phòng chủ động.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành, địa phương phối hợp tiếp tục tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư phục vụ dự án; lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, uy tín để thực hiện dự án…
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát động và kêu gọi cơ quan quản lý nhà nước, nhà thầu, tư vấn giám sát thi đua xây dựng phương án bảo đảm tiến độ, hợp tác nhịp nhàng, hiệu quả, an toàn trong thi công, thực hiện nghiêm minh trong giám sát, tư vấn, kiểm tra để bảo đảm chất lượng công trình.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Quy hoạch Thủ đô: Chú trọng 5 trục phát triển
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg đã xác định các trục không gian với chức năng nổi trội như sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm TP Hà Nội; trục không gian kinh tế Mỹ Đình - Hương Sơn - Ba Vì. Bên cạnh đó là trục không gian văn hóa truyền thống Hồ Tây - Ba Vì (liên kết văn hóa Thăng Long - xứ Đoài); trục không gian cảnh quan Hà Đông - Chương Mỹ - Xuân Mai; trục không gian khoa học kết nối đô thị trung tâm với Hòa Lạc; trục không gian tâm linh Hồ Tây - Cổ Loa.
Tong quá trình nghiên cứu lập điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, TP đã bám sát 3 Nghị quyết lớn của Bộ Chính trị được ban hành trong năm 2022 để xây dựng những định hướng lớn về phát triển không gian cũng như hạ tầng khung cho Thủ đô trong giai đoạn tới. Trong đó có việc hình thành 5 trục không gian cảnh quan chính quan trọng, bảo đảm cho Hà Nội phát triển hài hòa, bền vững, phát triển văn minh, hiện đại nhưng vẫn bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Vì sao Tập đoàn PC1 bị xử phạt và truy thu thuế gần 1 tỷ đồng?
Ngày 16/10, Tập đoàn PC1 đã có văn bản gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM để công bố thông tin bất thường về việc bị Tổng cục Thuế xử phạt và truy thu tiền.
Công bố trên cho thấy, Tập đoàn PC1 có địa chỉ tòa CT2, 583 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Mã số thuế 0100100745. Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật là ông Vũ Ánh Dương.
Tập đoàn PC1 đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp và khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số thuế giá trị gia tăng phải nộp. Tình tiết tăng nặng đối với PC1 là vi phạm hành chính nhiều lần.
Xem thêm TẠI ĐÂY
BCTC ngân hàng sáng 18/10: 3 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý 3/2023, lợi nhuận sụt giảm?
Theo báo cáo tài chính của VPBank, lợi nhuận trước thuế ngân hàng mẹ trong quý 3/2023 đạt 3.076 tỷ đồng (giảm 36% so với cùng kỳ). Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế VPBank riêng lẻ đạt 10.973 tỷ đồng (giảm 45% so với cùng kỳ).
So với mặt bằng chung toàn ngành, VPBank có tăng trưởng khá mạnh về cho vay và huy động tiền gửi, đều cao hơn nhiều lần. Theo đó, dư nợ tín dụng của ngân hàng mẹ đến cuối quý 3/2023 tăng hơn 22% so với đầu năm (đạt hơn 488 nghìn tỷ đồng). Đây là mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình ngành 6,9%.
Trong quý 3, huy động từ khách hàng tại ngân hàng mẹ tiếp nối nhịp tăng từ các quý trước (bỏ xa mức trung bình ngành 5,9% để chạm mức tăng gần 35% trong 9 tháng). Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt mức tăng trưởng hơn 22% so với đầu năm, tỷ lệ CASA ở mức 17% trong cơ cấu nguồn vốn huy động của VPBank.
Xem thêm TẠI ĐÂY
VSCE: Nhiều doanh nghiệp xây dựng nguy cơ phá sản trong tình hình khó khăn bủa vây
Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Việt Nam (VSCE) nêu trong văn bản mới gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) rằng các doanh nghiệp trong ngành xây dựng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Mất tính thanh khoản của dòng tiền. Dự án ứ đọng nên doanh nghiệp không có tiền thanh toán, trả nợ cho nhà thầu xây dựng.
VSCE cho rằng hiện nay, nhiều công ty xây dựng đang tập trung vào các dự án FDI nhờ cơ chế giá cả hợp lý, theo dõi chặt chẽ giá cả thị trường vật liệu, cơ chế đấu thầu minh bạch và cơ chế thanh toán công bằng.
Tuy nhiên, theo VSCE, thực tế không phải DN nào cũng bám sát được các công trình vốn FDI. do vậy, hầu hết các DN xây dựng Việt Nam đều đứng trước thử thách hết sức khốc liệt.
Xem thêm TẠI ĐÂY