PGS.TS Lưu Đức Hải: Cần xem xét lại việc khai thác bauxite ở miền Bắc
Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản đến 2030 tầm nhìn 2050 được Bộ Công Thương công bố vào đầu tháng 8/2023, trong giai đoạn 2021 - 2030, sẽ tập trung khai thác một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng như bauxite, titan, đất hiếm và niken, đồng, vàng.
Cụ thể, đối với bauxite, các hoạt động thăm dò, khai thác bauxite sẽ phải gắn với chế biến sâu (tối thiểu ra đến sản phẩm alumin). Theo quy hoạch, từ nay tới 2030, các dự án khai thác bauxite sẽ duy trì công suất thiết kế mỏ hiện có.
Hai mỏ tại Tây Tân Rai và Nhân Cơ (Lâm Đồng) sẽ được nâng công suất từ 650.000 tấn/năm lên khoảng 2 triệu tấn/năm, và xem xét đầu tư mới các mỏ tại Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước và Gia Lai với tổng công suất khai thác khoảng 68-112,2 triệu tấn quặng nguyên khai một năm.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Thay thế nhà thầu yếu kém khi thi công sân bay Long Thành
Cảng hàng không quốc tế Long Thành là công trình thế kỷ, lớn nhất từ trước tới nay về quy mô, giá trị tổng mức đầu tư, tính chất hiện đại, phức tạp về công nghệ và được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, yêu cầu đáp ứng về chất lượng, tiến độ.
Đây cũng là công trình mang tính lịch sử với ngành hàng không nói riêng và ngành giao thông vận tải nói chung. Việc thành công của dự án sẽ minh chứng cho năng lực của các chủ đầu tư, các nhà thầu trong việc quản lý, điều hành và tiếp cận với kỹ thuật mới.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương bị xử phạt
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ban hành kết luận thanh tra (KLTT) việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước trong hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương.
Theo đó, Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương đã khai thác vượt lưu lượng được cấp phép của giai đoạn 1 trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/4/2021 với số ngày vượt là 437 ngày, lưu lượng khai thác vượt quá quy định theo ngày từ 190 - 47.380m3/ngày đêm, tổng lượng nước khai thác vượt quy định là 10.445.830m3.
Với hành vi trên, trưởng đoàn thanh tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương về hành vi khai thác, sử dụng nước vượt quá lưu lượng quy định. Tổng số tiền phạt và khắc phục hậu quả là 466.204.433 đồng.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Hàng chục dự án năng lượng tái tạo muốn bán điện trực tiếp, không qua EVN
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao về nghiên cứu xây dựng cơ chế DPPA, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai nghiên cứu xây dựng cơ chế DPPA tại các Báo cáo số Báo cáo số 105/BC-BCT ngày 25/7/2023, số 158/BC-BCT ngày 13/9/2023 và số 180/BC-BCT ngày 5/10/2023.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, qua khảo sát 95 dự án năng lượng tái tạo vào tháng 5/2022 của đơn vị tư vấn cho thấy, có 24/95 dự án muốn mua bán điện “sạch” không qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Ngoài ra, 17 dự án phát điện từ năng lượng tái tạo đang cân nhắc về điều kiện tham gia cơ chế này cũng như khả năng tìm, ký hợp đồng với khách hàng.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Diễn biến mới về Dự án Hồ chứa nước Ka Pét
Theo báo cáo của Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh (Ban QLDA Nông nghiệp tỉnh Bình Thuận), đến thời điểm này, các đơn vị liên quan đã triển khai thực hiện được một số công việc như cập nhật kết quả kiểm tra hiện trạng rừng.
Trên cơ sở tổng diện tích đất có rừng chuyển mục đích sử dụng, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát cụ thể từng vị trí nhằm đảm bảo diện tích trồng rừng thay thế và yêu cầu phải thực hiện trồng bằng các loài cây bản địa như dầu, sao đen…
Xem thêm TẠI ĐÂY
PVI: Lợi nhuận vượt 113% chỉ tiêu và những “ồn ào” lương thưởng trong quá khứ
Báo cáo tài chính quý 3 mới công bố cho thấy, PVI ghi nhận doanh thu thuần 1.773 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2022 tăng 12%.
Công ty này vẫn có sự tăng trưởng tốt tại mảng kinh doanh tài chính, với mức tăng trưởng gần 30% so với cùng kỳ (đạt 346,3 tỷ đồng). Theo giải trình từ phía công ty, đây cũng là nguyên nhân giúp lợi nhuận sau thuế quý 3/2023 của PVI tăng trên 10% so với cùng kỳ (đạt mức 303,8 tỷ đồng).
Xem thêm TẠI ĐÂY
Vi phạm nhiều lần, bị phạt thuế nặng Nhựa Bình Minh vẫn báo lãi kỷ lục?
Mới đây, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 với doanh thu thuần đạt 926 tỷ đồng (giảm 38% so với cùng kỳ). Giá vốn giảm 51% (xuống 527 tỷ đồng).
Biên lợi nhuận gộp đạt 43%, so với cùng kỳ năm tăng mạnh và là mức cao nhất từ trước tới nay tính theo quý. Trong kỳ, các chi phí đều được tiết giảm. Khấu trừ các chi phí, Nhựa Bình Minh ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 209 tỷ đồng, (tăng 19% so với cùng kỳ).
Luỹ kế 9 tháng 2023, doanh thu thuần của công ty đạt 3.703 tỷ đồng (giảm 16%), lợi nhuận sau thuế 784 tỷ đồng tăng 75% so với cùng kỳ. Đây cũng là kỷ lục mới về lợi nhuận của doanh nghiệp này. So với kế hoạch, công ty đã thực hiện được 58% kế hoạch doanh thu (vượt 20% chỉ tiêu lợi nhuận năm).
Xem thêm TẠI ĐÂY
Các công ty xăng dầu nợ thuế khủng, vi phạm trong sử dụng hóa đơn
Hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị điểm tên do vi phạm quy định về Quỹ bình ổn xăng dầu. Tuy vậy, khi dư luận chưa kịp lắng xuống khi quỹ bình ổn giá xăng dầu lên đến hàng trăm tỷ đồng đặt tại các doanh nghiệp chưa được trả về thì lại có thông tin các doanh nghiệp có những sai phạm trong việc mua bán hóa đơn, nợ thuế.
Trong đó, Công ty TNHH Trung Linh Phát bị Bộ Tài chính điểm mặt vì vi phạm việc kết chuyển không đúng quy định quỹ bình ổn giá xăng dầu theo Nghị định 95, bên cạnh đó còn bị cảnh báo có rủi ro cao về thuế, sử dụng hóa đơn GTGT mua vào của các doanh nghiệp không còn hoạt động và các doanh nghiệp giải thể, đồng thời hàng hóa xuất bán lòng vòng, doanh nghiệp bán hàng cũng là doanh nghiệp mua hàng.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Giải pháp kích cầu tiêu dùng: Chuyên gia hiến kế giảm thuế VAT
Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là kết thúc năm kế hoạch 2023 và tiếp theo đó là đến Tết Âm lịch 2024. Theo quy luật hàng năm những ngày tháng này là dịp để các đơn vị kinh doanh thương mại tăng doanh số và lợi nhuận cho mình. Chính vì vậy một vài tháng gần đây nhiều chương trình khuyến mại tại các hội chợ, các chương trình xúc tiến thương mại liên tiếp được mở ra trong cả nước.
Ngân hàng Nhà nước cho hay, tính đến tháng 8/2023, lượng tiền gửi của người dân tại hệ thống ngân hàng tăng lên 43.723 tỷ đồng, tạo đỉnh mới với tổng lượng tiền gửi ở mức 6,43 triệu tỷ đồng. Mức này đã tăng khoảng 9,68% so với mức ghi nhận cuối năm 2022.
So với tháng liền trước, mức tăng ghi nhận ở mức 6.700 tỷ đồng. Tháng 5 và tháng 6 vừa qua, lượng tiền gửi của người dân lần lượt tăng ở mức khoảng 35.300 tỷ đồng và 14.700 tỷ đồng.
Tuy vậy, theo thống kê, mức tăng này có giảm so với các tháng đầu năm, khi mức tăng bình quân hơn 100.000 tỷ đồng.
Xem thêm TẠI ĐÂY