Lan Anh ·
2 năm trước
 6833

Điện sạch sẽ là nguồn năng lượng chính trong chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo được xem là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay, góp phần quan trọng hạn chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường, cũng như giảm sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu hóa thạch.

Tiềm năng phát triển

Năng lượng tái tạo của thế giới đang phát triển rất nhanh với tốc độ tăng trưởng trên 15-30% 1 năm. Bên cạnh đó, nguồn năng lượng tái tạo tại nhiều quốc gia chiếm phần lớn tỷ trọng, như Đan Mạch, Ireland, Đức…

Trong thời gian qua, Việt Nam nổi lên trên bình diện quốc tế và khu vực về sự phát triển nhanh chóng điện từ nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió). Theo đó, Việt Nam đã có ​​sự tăng trưởng ấn tượng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo những năm gần đây, cho thấy tiềm năng cao của việc sử dụng điện tái tạo để giải quyết nhu cầu năng lượng.

Trên thực tế, các dự án thủy điện tại nước ta đã hoàn thành gần hết, với tổng công suất khoảng 27,4 GW, trong đó đã phát triển được khoảng 22 GW. Đối với điện gió, tổng tiềm năng kỹ thuật đạt 377 GW, trong đó điện gió trên bờ có tổng tiềm năng 217 GW, điện gió ngoài khơi chiếm 160 GW. Việt Nam đã phê duyệt khoảng 11.800 MW. Vào cuối tháng 10/2021, Việt Nam đã có 84 nhà máy với tổng công suất khoảng 4.000 MW đã COD.

Điện sạch sẽ là nguồn năng lượng chính trong chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam - Ảnh 1
Việt Nam đã có ​​sự tăng trưởng ấn tượng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo những năm gần đây. (Ảnh: Shutterstock)

Đáng chú ý, tiềm năng năng lượng mặt trời tại Việt Nam là rất lớn. Theo tính toán, điện mặt trời sẽ có tổng tiềm năng kỹ thuật khoảng 434 GW, trong đó, đã đưa vào vận hành khoảng 16,6 GW (điện mặt trời tập trung 9 GW, điện mặt trời mái nhà 7,6 GW). 

Việc phát triển mạnh mẽ của điện mặt trời (trước 1/1/2021) và điện gió (trước 1/11/2021) là do cơ chế giá FIT cho điện gió và điện mặt trời. Theo đó, với điện mặt trời là các Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 và Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Điện gió là Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Phát biểu tại tọa đàm “Tháo gỡ "điểm nghẽn" phát triển năng lượng tái tạo”, ông Bùi Trung Kiên, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CME Solar đánh giá với các chính sách khuyến khích, giai đoạn 2019 - 2020, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh của năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời và điện gió. Cụ thể, hơn 16,5GW công suất điện mặt trời đã được kết nối vào lưới điện quốc gia (đạt 23,9% công suất lắp đặt toàn quốc); Nếu tính cả 20,6GW thủy điện, công suất lắp đặt nguồn điện từ năng lượng tái tạo ở Việt Nam đã chiếm 55,17% công suất lắp đặt toàn quốc.

Tại Hội nghị Khí hậu COP26 vào đầu tháng 11/2021 tại Vương Quốc Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. 

Theo các chuyên gia, việc nâng cao cam kết giảm phát thải khí nhà kính sẽ có lợi cho Việt Nam về nhiều mặt. Trước hết, chúng ta có thể thu hút được nguồn tài chính xanh từ gói tài chính được cam kết từ các quốc gia với 100 tỷ USD mỗi năm cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và năng lượng tái tạo. Cam kết này cũng phù hợp với xu hướng phục hồi xanh hậu Covid-19 và nền kinh tế nhân văn lấy con người làm trung tâm như nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã thông qua.

Ưu tiên đầu tư và sử dụng trong phát triển năng lượng

Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo được xem là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay, khi góp phần quan trọng hạn chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường, cũng như giảm sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu hóa thạch.

Điện sạch sẽ là nguồn năng lượng chính trong chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam - Ảnh 2
Điện sạch sẽ là nguồn năng lượng chính trong trọng tâm chuyển đổi năng lượng của Việt Nam. (Ảnh: Shutterstock)

Thực tế, giai đoạn 2020 – 2050, hệ thống năng lượng Việt Nam sẽ trải qua một quá trình chuyển đổi sâu sắc từ phần lớn dựa trên nhiên liệu hóa thạch sang tăng cường hiệu quả, dựa trên năng lượng tái tạo và thực hiện điện khí hóa rộng rãi trong khi tăng tính linh hoạt của hệ thống.

Theo đó, trọng tâm chuyển đổi của Việt Nam bao gồm: Điện sạch sẽ là nguồn năng lượng chính, kết hợp với công nghệ số giúp tận dụng tối đa lượng điện năng lượng tái tạo chi phí thấp ngày càng tăng; Gia tăng nhanh việc sử dụng điện và sản xuất điện từ năng lượng tái tạo bằng cách phối hợp triển khai và sử dụng chúng trong các lĩnh vực quan trọng như điện, giao thông, công nghiệp và các tòa nhà.

Để thực hiện hóa được chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, thời gian qua, Việt Nam đã ưu tiên đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo trong phát triển ngành năng lượng làm cơ sở xây dựng, phát triển thị trường năng lượng tái tạo; đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo.

Theo đó, trọng tâm chuyển đổi của Việt Nam bao gồm: Điện sạch sẽ là nguồn năng lượng chính, kết hợp với công nghệ số giúp tận dụng tối đa lượng điện năng lượng tái tạo chi phí thấp ngày càng tăng; Gia tăng nhanh việc sử dụng điện và sản xuất điện từ năng lượng tái tạo bằng cách phối hợp triển khai và sử dụng chúng trong các lĩnh vực quan trọng như điện, giao thông, công nghiệp và các tòa nhà.

Để thực hiện hóa được chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, thời gian qua, Việt Nam đã ưu tiên đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo trong phát triển ngành năng lượng làm cơ sở xây dựng, phát triển thị trường năng lượng tái tạo; đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo.

Đối với chính sách giá điện và bảo đảm đầu tư, các dự án năng lượng tái tạo đã được áp dụng biểu giá điện hỗ trợ (Feed-in tariff – FIT); Các đơn vị điện lực có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới; Các dự án điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện được ưu tiên đấu nối với hệ thống điện quốc gia.

Đối với các dự án ngoài lưới, chủ đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo được hỗ trợ để thu hồi được chi phí và có mức lợi nhuận hợp lý.

Nguồn