Bích Ngọc ·
50 tuần trước
 5686

Giá vàng hôm nay (ngày 10/5) bao nhiêu một lượng?

Giá vàng hôm nay (ngày 10/5) trong bối cảnh Mỹ đối mặt với 2 cuộc khủng hoảng trên thị trường quốc tế nhấp nhổm leo thang và không còn xa đỉnh cao kỷ lục.

Giá vàng trong nước hôm nay 

Tại thời điểm khảo sát hôm nay (lúc 5h00 ngày 10/5), trên sàn giao dịch của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, vàng SJC đang là 66,60 triệu đồng/lượng mua vào và 67,20 triệu đồng/lượng bán ra.

Tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý, thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,65 – 67,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng 9999 được DOJI được niêm yết ở mức 66,55 triệu đồng/lượng mua vào và 67,15 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng Vietinbank Gold đang niêm yết ở mức 66,60 triệu đồng/lượng mua vào và 67,22 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 66,66 - 67,23 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá 2 chiều 56,56 - 57,56 triệu đồng/lượng.

Giá vàng quốc tế hôm nay

Rạng sáng hôm nay, giá vàng thế giới tiếp đà tăng với vàng giao ngay tăng 12,8 USD lên mức 2.034,3 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.041,6 USD/ounce, tăng 12,6 USD so với rạng sáng ngày trước đó. 

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Mặc dù vàng đang giao dịch ở mức cao nhưng theo các chiến lược gia của BCA Research, kim loại quý này đáng lẽ phải đang được giao dịch ở mức 2.200 USD/ounce với đồng USD đang được định giá cao hơn khoảng 20%.

Trên thị trường quốc tế giá vàng nhấp nhổm leo thang và không còn xa đỉnh cao kỷ lục trong bối cảnh Mỹ đối mặt với 2 cuộc khủng hoảng.

Trong bối cảnh đồng USD vẫn khá yếu, vàng có xu hướng tiếp tục tăng. 

Thị trường tài chính Mỹ hiện đứng trước thử thách của hai cuộc khủng hoảng liên tiếp đó là ngân hàng sụp đổ và chính phủ đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

Trong một tuyên bố gần đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, việc Quốc hội không hành động về vấn đề trần nợ công có thể gây ra một cuộc khủng hoảng hiến pháp bên cạnh nguy cơ vỡ nợ.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Mỹ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Năm 2021 là lần gần nhất chính quyền nước Mỹ rơi vào tình trạng này. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, cuộc khủng hoảng này trở nên khó đoán. Các cuộc đàm phán giữa hai đảng khó khăn hơn để có thể đạt được 1 thỏa thuận về mức trần nợ công bởi Đảng Cộng hòa đang nắm thế đa số tại Hạ viện và gây sức ép lên chính quyền ông Joe Biden.

Bên cạnh đó,  kể từ tháng 3 Mỹ đang đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế và gặp khó khăn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ngân hàng với 4 ngân hàng phá sản.  

Trước đó, ngày 1/5, ngân hàng JPMorgan Chase đã chính thức mua lại tất cả các khoản tiền gửi và phần lớn tài sản của First Republic Bank (FRB) sau khi Chính phủ Mỹ tịch tịch thu toàn bộ tài sản của ngân hàng này.

Đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ 2 trong lịch sử nước Mỹ (sau Washington Mutual trong năm 2008). Nỗi lo về các cuộc khủng hoảng đã đẩy dòng tiền tới với vàng.

Dự báo giá vàng

Với những bất ổn nói trên, trong năm nay nhiều tổ chức dự báo Mỹ có thể chưa hạ lãi suất. Trong một dự báo gần đây, Goldman Sachs dự đoán, trong năm 2023 Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ không hạ lãi suất. Theo đó, sau khi có 10 lần tăng lãi suất,  trong 6 tháng tới Fed sẽ lựa chọn việc tạm dừng và cũng là bước đi được cho là phổ biến nhất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đồng USD sẽ không giảm nhanh, qua đó gây áp lực lên vàng.

Tuy vậy, nhiều dự báo vẫn cho rằng, giá mặt hàng kim loại quý còn lên và sẽ sớm phá mức cao kỷ lục khoảng 2.070 USD/ounce khi các ngân hàng trung ương đẩy mạnh mua vàng. 

Tạ Ngọc