Giá xăng dầu thế giới hôm nay 28/9
Ghi nhận vào lúc 7h30 ngày 28/9 (giờ Việt Nam), Dầu Brent tăng 0,575 USD/thùng, tương ứng +0,61% ở mức 94.842 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 2,29 USD/thùng, tương ứng +2,57% ở mức 91.30 USD/thùng.
Giá dầu đã tăng mức cao nhất kể từ tháng 7/2022 sau khi dữ liệu Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho dầu thô ở Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến là 2,17 triệu thùng vào tuần trước.
Thị trường đã phải vật lộn với việc nguồn cung toàn cầu thắt chặt khi bước vào mùa đông. Chính phủ Nga hôm thứ 4 cho biết họ đang xem xét hạn chế xuất khẩu nhiên liệu và tăng thuế xuất khẩu nhiên liệu đối với các đại lý.
Đầu tháng, các nước lớn trong OPEC+ Saudi Arabia và Nga đã gia hạn cắt giảm nguồn cung cho đến cuối năm. Những lo ngại về việc sụt giảm thêm tại Cushing, Oklahoma, trung tâm lưu trữ quan trọng ở Mỹ có thể giảm xuống dưới mức hoạt động tối thiểu cũng khiến thị trường lo lắng.
Các nhà đầu tư cân nhắc việc thắt chặt nguồn cung toàn cầu trước những lo ngại về nhu cầu. Dầu thô đã tăng gần 30% kể từ cuối tháng 6 khi các nước lớn trong OPEC+ Saudi Arabia và Nga gia hạn cắt giảm nguồn cung cho đến cuối năm, làm dấy lên lo ngại về thâm hụt thị trường lớn hơn trong quý 4.
Ngày 25/9, Nga đã nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu xăng và dầu diesel. Theo đó việc xuất khẩu các sản phẩm này có thể được tiếp tục, trong khi dầu khí có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn và nhiên liệu dùng để tiếp nhiên liệu sẽ được miễn lệnh cấm. Tuy nhiên, lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel và xăng chất lượng cao vẫn được áp dụng.
Bên cạnh đó, nguồn cung dầu vẫn thắt chặt do Nga và Saudi Arabia kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng đến cuối năm.
Sản lượng dầu của Mỹ cũng tiếp tục giảm theo các báo cáo chính thức và ngành. Trong tuần trước sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có quan điểm diều hâu làm rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu và làm dấy lên lo ngại rằng lãi suất có thể duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn, và điều đó sẽ làm giảm nhu cầu dầu.
Hiện tại, các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã nỗ lực tăng công suất hoạt động trong bối cảnh nhu cầu xăng và dầu diesel tăng cao. Bên cạnh đó, việc tạm ngừng hoạt động của các nhà máy ảnh hưởng đến khả năng khôi phục kho dự trữ nhiên liệu đang ở mức thấp và giúp đẩy giá nhiên liệu tăng.
Theo báo cáo tồn kho của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tổng tồn kho khí gas tự nhiên tại các kho chứa ngầm của Mỹ tăng 64 tỷ feet khối lên 3.269 tỷ feet khối trong tuần kết thúc ngày 19/5.
Giá dầu bật tăng sau lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Nga nhằm nỗ lực đáp ứng nguồn cung thiếu hụt.
Mới đây, người phát ngôn của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov cho biết, quyết định cấm tạm thời xuất khẩu dầu diesel và xăng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong thời điểm thu hoạch lúa mỳ. Nga là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu diesel và xăng bằng đường biển lớn nhất thế giới. Lệnh cấm được thực hiện sau khi lượng xuất khẩu giảm vào đầu tháng này, kéo giá dầu diesel tại châu Âu tăng.
Theo Edward Gardner, nhà kinh tế tại công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics, lệnh cấm có thể được duy trì ít nhất trong một tháng cho đến khi vụ thu hoạch kết thúc. Tuy nhiên, ông cho rằng lệnh cấm của Nga sẽ vẫn hỗ trợ giá dầu trong thời gian được thực hiện, khi chênh lệch giữa giá dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ khai thác từ đó sẽ khuyến khích các nhà máy lọc dầu của các nước khác tăng chế biến dầu thô.
Nhiều nhà phân tích nhận định giá dầu thô tại thị trường Mỹ và các thị trường quốc tế sẽ tăng lên đến hoặc vượt mức 100 USD/thùng. Đây là mức vẫn chưa đạt tới kể từ năm ngoái.
Hiện tại, Mỹ đã giảm số lượng giàn khoan, xuống mức 630 giàn đang hoạt động trong tuần kết thúc ngày 22/9, số liệu từ Baker Hughes cho biết. Cụ thể, trong tuần qua, số giàn khoan dầu giảm 8 giàn xuống 507, số giàn khoan khí giảm 3 giàn về mức 103, số giàn khoan dầu đá phiến giảm 9 giàn đạt 558 giàn và số giàn khoan hỗn hợp giữ nguyên mức 5 giàn.
Theo các nguồn tin Reuters nhận được, chính phủ Nga đang xem xét áp thuế xuất khẩu đối với tất cả các loại sản phẩm dầu ở mức 250 USD/tấn - cao hơn nhiều so với mức phí hiện hành - từ ngày 1-10-2023 đến tháng 6-2024 để giải quyết tình trạng thiếu nhiên liệu.
Theo các nhà phân tích, giá dầu sẽ không chỉ dừng lại ở mức 95 USD/thùng như những dự báo trước đó mà chính sự thiếu hụt nguồn cung bất ngờ nói trên sẽ đẩy giá dầu chinh phục mốc 100 USD/thùng, thậm chí vượt mốc vào cuối năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 28/9 (Ảnh minh họa).
Trong ngày 26/9, dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ trong tuần trước tăng khoảng 1,6 triệu thùng, vượt xa mức giảm 300.000 thùng dự đoán của các nhà phân tích. Cũng theo API, tồn kho xăng của Mỹ giảm 70.000 thùng; tồn kho sản phẩm chưng cất giảm 1,698 triệu thùng.
Nhà phân tích Phil Flynn của Price Futures Group cho biết mối lo ngại của các nhà đầu tư về nguồn cung thắt chặt tại trung tâm lưu trữ Cushing, Oklahoma cũng thúc đẩy giá trong phiên này.
Các kho dự trữ dầu thô tại Cushing đang ở mức thấp nhất trong 14 tháng do nhu cầu lọc dầu và xuất khẩu mạnh, gây ra lo ngại về chất lượng của lượng dầu còn lại và khả năng giảm xuống dưới mức hoạt động tối thiểu.
Trong khi đó, châu Âu dự kiến sẽ có một mùa bảo trì nhẹ các nhà máy lọc dầu trong mùa thu này do các nhà máy lọc dầu mong muốn thu được lợi nhuận từ tỷ suất lợi nhuận cao, điều này có thể hỗ trợ nhu cầu dầu thô. Theo công ty tư vấn Wood Mackenzie, công suất nhà máy lọc dầu ngoại tuyến ở châu Âu được chốt ở khoảng 800.000 thùng/ngày, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một loạt dữ liệu kinh tế vĩ mô dự kiến sẽ được công bố trong tuần sẽ hé lộ liệu các ngân hàng trung ương ở châu Âu và Mỹ có tiếp tục chiến dịch tăng lãi suất tích cực hay không.
Theo kế hoạch, dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của Mỹ sẽ được công bố vào ngày 28/9 và có thể đưa ra chỉ dẫn về việc liệu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có tăng lãi suất nữa hay không.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, việc cắt giảm sản lượng dầu kéo dài của Saudi Arabia và Nga sẽ dẫn đến thâm hụt nguồn cung đến quý 4/2023. Đồng thời, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu dầu vững và nguồn cung năm 2023 sẽ thiếu hụt nếu duy trì việc cắt giảm sản lượng.
IEA đã dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu là 1,5 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm nay, so với nửa đầu năm, vượt nguồn cung 1,24 triệu thùng/ngày trong giai đoạn đó.
OPEC dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày vào năm 2024 và dự đoán mức thâm hụt đáng kể là 3,3 triệu thùng/ngày trong quý 4 năm nay. EIA cũng dự kiến mức thâm hụt nhỏ hơn là 230.000 thùng trong quý tới.
Kỳ vọng ngày càng tăng rằng các ngân hàng trung ương lớn sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt cũng hỗ trợ thêm tâm lý. Về phía nguồn cung, OPEC, chính phủ Mỹ và Cơ quan Năng lượng Quốc tế đều dự đoán thị trường sẽ thâm hụt trong quý 4 do việc cắt giảm nguồn cung kéo dài của Saudi Arabia và Nga.
Theo Reuters, OPEC vẫn giữ nguyên dự báo về nhu cầu dầu toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2023 và 2024, trích dẫn các dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế lớn mạnh hơn dự kiến.
Để giữ nguồn cung thắt chặt, Saudi Arabia và Nga tuần trước đã gia hạn cắt giảm nguồn cung tự nguyện tổng cộng 1,3 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm nay.
Giá xăng dầu trong nước
Theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng dầu trong nước từ 16h ngày 21/9.
Theo đó, xăng E5RON92 không cao hơn 24.197 đồng/lít, tăng 726 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành, thấp hơn xăng RON95-III 1.551 đồng/lít; Xăng RON95-III không cao hơn 25.748 đồng/lít, tăng 877 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành.
Dầu diezen 0.05S không cao hơn 23.594 đồng/lít, tăng 539 đồng/lít so với mức bán lẻ hiện hành; Dầu hỏa không cao hơn 23.816 đồng/lít, tăng 628 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành; Dầu madút 180CST 3.5S không cao hơn 17.847 đồng/kg tăng 143 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành.
Kỳ điều hành này, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới nêu trên và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định không trích lập Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu; hông chi sử dụng Quỹ Bình ổn đối với dầu madút (kỳ trước chi 27 đồng/kg); chi sử dụng Quỹ Bình ổn đối với 02 mặt hàng xăng, dầu điêzen, dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước xăng E5RON92 chi 22 đồng/lít, xăng RON95 chi 14 đồng/lít, dầu điêzen và dầu hỏa không chi).
Như vậy, từ đầu năm, giá xăng đã trải qua 27 kỳ điều chỉnh; trong đó có 16 lần tăng, 7 lần giảm và 4 lần giữ nguyên giá. Đến nay, so với thời điểm đầu năm, giá xăng E5 RON92 đã tăng khoảng 3.300 đồng/lít; giá xăng RON95-III tăng khoảng 3.400 đồng/lít.
Bảng giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex
Sản phẩm | Vùng 1 | Vùng 2 |
---|---|---|
Xăng RON 95-V | 26.270 | 26.790 |
Xăng RON 95-III | 25.740 | 26.250 |
Xăng E5 RON 92-II | 24.190 | 24.670 |
DO 0,001S-V | 24.450 | 24.930 |
DO 0,05S-II | 23.590 | 24.060 |
Dầu hỏa 2-K | 23.810 | 24.280 |